4 CÚ LỪA khi Newbie bắt đầu sự nghiệp lập trình

Là một newbie mới gia nhập công ty hay mới vào một dự án, bạn có rất nhiều bỡ ngỡ. Cũng có rất nhiều những nguyên tắc ngầm có thể bạn biết hoặc không biết. Và đây là 4 luật ngầm đâu đó bạn sẽ gặp trên con đường sự nghiệp của mình. Nhưng nói nhỏ cho bạn biết nè, đó đều là những “cú lừa”.

1. Code chạy được thì cứ kệ nó

Hoặc câu nói phổ biến hơn: “Nếu không có bug thì đừng sửa nó.” Trường hợp này xảy ra khi bạn muốn làm 1 việc không cần thiết hoặc đề xuất 1 cải tiến mới.
Trong công việc của mình, đề xuất cải tiến là một điều tốt. Nếu được thực hiện thì cũng là cái “để sau” hoặc “khi nào có thời gian thì làm”. Nhưng trên thực tế, là bị từ chối cải tiến.

“Code đang chạy bình thường mà có sao đâu.” Đây là một lời bào chữa, hoặc một cái cớ khá củ chuối. Nói chung, không có code nào là không thể chạm tới. Như Jeff Atwood đã chỉ ra, mặc dù có rất nhiều so sánh cho quá trình phát triển phần mềm, nhưng tất cả chúng đều để mô tả một quá trình. Cho dù chương trình được lên kế hoạch tốt đến đâu, trên thực tế, nó vẫn phát triển và thay đổi. Từ cấu trúc lại thiết kế xấu, đến xóa code chết và thêm hoặc cập nhật các comments. Đó là một phần của phát triển phần mềm, nếu không thì “khu vườn” sẽ trở nên không lành mạnh, xấu xí và cuối cùng là chết.

Vì vậy, không, thực tế là không có lý do gì để không cải tiến mã nguồn, ngay cả khi cải tiến một chức năng vô dụng. 
Và đôi khi bạn cũng cần hỏi tại sao? Tại sao ý tưởng của bạn bị từ chối? Có điểm nào không phù hợp? Vậy đấy, sáng kiến của bạn có thể bị từ chối nhưng hãy tìm hiểu nguyên nhân thực sự đằng sau đó là gì.

2. Code phức tạp là vì lí do bảo mật

Tỏ ra bí ẩn để giữ bí kíp hoặc dùng lí do bảo mật để che đậy điều gì đó thật giống như một trò đùa vây.
Nói một cách đơn giản, không có người nào là không thể thay thế, và các mô-đun cũng vậy. Nếu bạn lựa chọn “sự an toàn” đó thì bạn sẽ phải trả giá. Trên thực tế, bạn đang bỏ lỡ rất nhiều. Nếu bạn có ý định phát triển và thăng tiến, trong công ty của bạn và nghề nghiệp nói chung – một trong những yếu tố hiệu quả nhất và thú vị trong công việc của bạn sẽ là chia sẻ kiến ​​thức. Việc này giúp cho làm việc nhóm hiệu quả hơn. Đó thường là cách bạn nhận được thông tin đóng góp có giá trị về công việc, truyền cảm hứng. Người ta thường nói rằng, khi bạn giải thích hoặc truyền đạt kiến thức cho người khác thì bạn cũng giải thích nó cho chính mình.

Bây giờ trở lại điểm bảo mật. Bạn vẫn có thể tự hỏi: “Nếu tôi truyền lại mọi thứ tôi biết, tại sao lại giữ tôi ở đây?” Bởi vì bạn làm tốt công việc của mình, chia sẻ kiến ​​thức là một phần của việc làm cho đội nhóm hay công ty của bạn tốt đẹp hơn. Chia sẻ tạo ra giá trị bền vững, cũng là cách để bạn tìm tòi và phát triển bản thân. Thực ra, bạn biết nhiều hơn những gì bạn nghĩ đấy.

3. Bạn không có quyền lên tiếng

“Bạn” là một newbie và “X” là một người, một ý tưởng, một chính sách, quyết định sản phẩm, v.v. Một cách nói khác đó là: “Đừng là kẻ gây rối.” 

Đây chắc chắn là một cú lừa. Có lẽ không ai nói điều đó với bạn vì “Ở đây chúng tôi luôn làm thế”.

Chấp nhận và học cách làm việc với nó. Như tôi đã nói ở phần 1, đừng nản lòng. Có thể bạn không có tư cách để thách thức, đặt câu hỏi, đề nghị hoặc dẫn đầu một sự thay đổi. Ai đó có thể đã sắp đặt mọi thứ, nhưng bạn có chấp nhận nó hay không là tùy thuộc vào bạn. Thông thường thì môi trường R&D của phần mềm cũng khá cởi mở cho việc trao đổi ý kiến. Nếu ý kiến ​​đóng góp của bạn có giá trị và mang tính xây dựng, thì việc bạn thiếu kinh nghiệm chỉ là thứ yếu.
Tất nhiên, tất cả chúng ta nên có một sự khiêm tốn lành mạnh. Việc thúc đẩy sự thay đổi, dù lớn hay nhỏ, trước hết là việc nói chuyện với mọi người. Mọi người luôn biết hoặc thấy điều gì đó khác biệt, vì vậy có rất nhiều điều để nói về cách thực hiện điều đó. Nhưng nếu có một quy tắc để nói lên suy nghĩ của mình thì đó là: Không sợ hãi.
Thừa nhận khả năng bạn đã sai (nếu có). Đó cũng là một phần quan trọng của việc học. Bằng cách này hay cách khác, bạn vẫn học hỏi được.

4. Công nghệ không quan trọng

Thế giới phần mềm phát triển không ngừng, vì vậy luôn đòi hỏi bạn có nhiều kỹ năng, hiểu biết nhiều nền tảng, ngôn ngữ và các loại frameworks. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn với những lời sấm truyền “Nếu bạn là một lập trình viên giỏi, thì công nghệ chỉ là thứ yếu” hoặc rằng bạn nên sử dụng “Các ngôn ngữ lập trình để học trong năm 20XX”.

Tôi thực sự đã thử bán mình với điều đó tại các cuộc phỏng vấn việc làm (cách đây rất lâu…), như thể tôi không quan tâm đến công nghệ mà công ty sử dụng. Và một phần nào đó trong tôi đã tin điều đó, coi đó là thái độ “đúng đắn”.
Bây giờ, tôi không có quyền quyết định con đường sự nghiệp của bất kỳ ai, tuy nhiên, tôi khuyên bạn nên cân nhắc những điểm sau:

  • Công nghệ bạn lựa chọn từ đầu có tác động đến định hướng nghề nghiệp của bạn. Bạn có muốn tập trung vào back end không? Thì Angular (ví dụ) hiện không liên quan đến bạn. Thế giới dữ liệu lớn có nói chuyện với bạn không? Thì Python (ví dụ) là một lựa chọn tuyệt vời. 
  • Chỉ vì Swift vượt qua Ruby trong một số cuộc khảo sát tại một số thời điểm, điều đó không có nghĩa là bạn nên chuyển sang nó ngay hôm nay. Bên cạnh đó, việc học quá nhiều thứ một lúc rất khó và không thực tế. Bạn cần tập trung vào điều gì đó và làm chủ nó. Kinh nghiệm sâu rộng với một công nghệ cụ thể có thể sẽ là một phần quan trọng trong năng lực của bạn – và đối với nhiều vị trí bạn sẽ muốn trong tương lai, điều đó là bắt buộc. Điều đó thật tuyệt và cần thiết để khám phá, nhưng hãy tránh cái bẫy “Jack of all trade, master of nothing”.

Tuy nhiên, không phải tất cả các công nghệ đều bình đẳng về cơ hội. Hãy lấy các ngôn ngữ lập trình làm ví dụ dễ hiểu: Bạn có những ngôn ngữ khổng lồ lâu đời như Java và C ++, những ngôi sao đang lên như Rust và Go và một số ngôi sao sắp chết như Perl và Objective C. Xin lưu ý rằng nó rất năng động và hơi chủ quan. Nhưng hãy lựa chọn một cách khôn ngoan. Khi bạn đang tìm kiếm các công ty để gây ấn tượng với bảy năm kinh nghiệm Object Pascal vào năm 2020, công nghệ không phải là thứ yếu mà chính là bạn. Nó sẽ là gì trong vài năm tới?
Đây là thức thuộc phàm trù năng lực cá nhân và không phải lúc nào cũng dễ dàng – chuyên môn và luôn phù hợp. Tất cả những gì tôi muốn nói là: đừng quên kiến ​​thức chuyên môn. 

Kết luận

Thực ra, kỹ năng chuyên môn khi bạn đã có rồi thì việc phát triển nó đôi khi còn dễ dàng hơn là thay đổi hành vi và thói quen của mình. Luôn tin vào chính mình với một tình thần không ngừng học hỏi, bán sẽ chứng minh được giá trị của mình. Hãy bước ra khỏi vùng an toàn, lên tiếng, và bạn biết không, bạn có thể nhận được hơn nhiều nhưng gì bạn nghĩ.

Tham khảo khóa học lập trình web 6 tháng, đảm bảo 100% công việc đầu ra!

Nguồn: https://codelearn.io/sharing/4-cu-lua-khi-bat-dau-su-nghiep-lap-trinh

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published.

TÀI LIỆU DEV WORLD
Cẩm nang phát triển bền vững với nghề lập trình!