NỘI DUNG BÀI VIẾT
1) git config
Tác dụng : Để set user name và email của bạn trong main configuration file.
Cách xài : Để kiểm tra tên và kiểu email trong cấu hình dùng git config -- global user.name
và git config -- global user.email
. Để set email hoặc tên mới git config -- global user.name = “Hải Nguyễn”
và git config -- global user.email = “hainguyen@gmail.com”
2) git init
Tác dụng : Khởi tạo 1 git repository 1 project mới hoặc đã có.
Cách xài: git init
trong thư mục gốc của dự án.
3) git clone
Tác dụng: Copy 1 git repository từ remote source.
Cách xài: git clone <:clone git url:>
4) git status
Tác dụng: Để check trạng thái của những file bạn đã thay đổi trong thư mục làm việc. VD: Tất cả các thay đổi cuối cùng từ lần commit cuối cùng.
Cách xài: git status
trong thư mục làm việc.
5) git add
Tác dụng: Thêm thay đổi đến stage/index trong thư mục làm việc.
Cách xài: git add
6) git commit
Tác dụng: commit nghĩa là một action để Git lưu lại một snapshot của các sự thay đổi trong thư mục làm việc. Và các tập tin, thư mục được thay đổi đã phải nằm trong Staging Area. Mỗi lần commit nó sẽ được lưu lại lịch sử chỉnh sửa của code kèm theo tên và địa chỉ email của người commit. Ngoài ra trong Git bạn cũng có thể khôi phục lại tập tin trong lịch sử commit của nó để chia cho một branch khác, vì vậy bạn sẽ dễ dàng khôi phục lại các thay đổi trước đó.
Cách dùng: git commit -m ”Đây là message, bạn dùng để note những thay đổi để sau này dễ dò lại”
7) git push/ git pull
Tác dụng: Push hoặc Pull các thay đổi đến remote. Nếu bạn đã added và committed các thay đổi và bạn muốn đẩy nó lên hoặc remote của bạn đã update và bạn apply tất cả thay đổi đó trên code của mình.
Cách dùng: git pull <:remote:> <:branch:> and git push <:remote:> <:branch:>
8) git branch
Tác dụng: liệt kê tất cả các branch (nhánh).
Cách dùng: git branch
hoặc git branch -a
9) git checkout
Tác dụng: Chuyển sang branch khác
Cách dùng: git checkout <: branch:>
hoặc ** _ git checkout -b <: branch:>
nếu bạn muốn tạo và chuyển sang một chi nhánh mới.
10) git stash
Tác dụng: Lưu thay đổi mà bạn không muốn commit ngay lập tức.
Cách dùng: git stash
trong thư mục làm việc của bạn.
11) git merge
Tác dụng: Merge 2 branch lại với nahu.
Cách dùng: Chuyển tới branch bạn muốn merge rồi dùng git merge <:branch_ban_muon_merge:>
12) git reset
Tác dụng: Bạn đã đưa một tập tin nào đó vào Staging Area nhưng bây giờ bạn muốn loại bỏ nó ra khỏi đây để không phải bị commit theo.
Cách dùng: git reset HEAD tên_file
13) git remote
Tác dụng: Để check remote/source bạn có hoặc add thêm remote
Cách dùng: git remote
để kiểm tra và liệt kê. Và git remote add <: remote_url:>
để thêm.
14) git add
Tác dụng: Để đưa một tập tin vào Staging Area
Cách dùng: git add tên_file
hoặc muốn thêm hết file của thư mục thì git add all
Lời khuyên khi thao tác thường xuyên với Git trong công việc
1) Git Cheet Sheets
Bạn không thể nào nhớ được hết các lệnh, lúc này bạn nên sử dụng các Git Cheet Sheets để dễ dàng tìm được lệnh Git bạn cần:
- https://rogerdudler.github.io/git-guide/
- https://git-scm.com/docs/gittutorial
- https://gitsheet.wtf/
- http://ndpsoftware.com/git-cheatsheet.html
- https://gitexplorer.com/
2. Nên commit thương xuyên
Tách nhỏ commit của bạn và commit thường xuyên nhất có thể. Điều này giúp các thành viên trong nhóm dễ dàng tích hợp công việc của họ hơn mà không gặp phải xung đột hợp nhất.
3. Test rồi mới commit
Không bao giờ commit nếu chưa hoàn tất process. Cần phải test các thay đổi của bạn trước khi chia sẻ chúng với người khác.
4. Viết ghi chú khi commit
Viết ghi chú khi commit để cho các thành viên khác trong nhóm biết loại thay đổi bạn đã thực hiện. Hãy mô tả càng nhiều càng tốt.
5. Thử nghiệm Branch khác
Tận dụng lợi thế của các branch để giúp bạn theo dõi các dòng phát triển khác nhau.
6. Theo một Git Workflow
Bạn nên chọn theo một Git Workflow để đảm bảo cả nhóm của bạn đều cùng thực hiện như nhau.
Tham khảo khóa học lập trình web 6 tháng, đảm bảo 100% công việc đầu ra!