Gần đây, tôi được phân công hỗ trợ những người lập trình chưa giỏi, dưới hình thức một kèm một (pair programming). Trong khi làm công việc đó, tôi nhận thấy có một vài thói quen xấu khiến họ khó tiến bộ và thói quen tốt nữa mà tôi sẽ liệt kê ra như dưới đây.
Sức mạnh của thói quen
Hàng ngày, tôi vẫn tự hỏi mình năng lực lập trình là do thứ gì quyết định? Có người học lập trình rất nhanh nhưng có người lại học rất chậm. Thông thường, người ta hay gọi cái đó là “cảm giác tốt, cảm giác chưa tốt” và cho qua.
Nhưng tôi thấy rõ ràng có những yếu tố quyết định đến việc học nhanh hay chậm.
Vài năm trước vào một lần nọ, tôi có xem màn hình của đồng nghiệp ngồi bên cạnh và thỉnh thoảng đi quanh phòng làm việc xem màn hình của những người khác nữa. Có một điều làm tôi thực sự ngạc nhiên. Người hay “nộp bài” chậm thì màn hình lại thường có xu hướng hiển thị stack trace (dùng cho đầu ra của web application).
Đồng nghiệp ngồi cạnh tôi thường lập trình theo quy trình dưới đây. Tôi không thống kê chi tiết, nhưng đại loại là vậy.
- Viết code
- Lưu code
- Switch màn hình sang browser
- Reload
- Màn hình lỗi hiện ra
- Switch sang màn hình code luôn
Như thế này thì tôi nghĩ năng suất làm việc sẽ rất tồi. Phải nói thêm là cậu ta đang viết một phần thuộc model (và tất nhiên phần đó có ở bên controller nữa). Ngay lập tức, tôi chỉ cho cậu ấy cách check syntax và cách chạy thử từng module. Dựa vào đó, tôi chỉ thêm cho cậu ấy cách viết những test code nhỏ cho phần logic nữa. Nhưng hình như cậu ấy vốn đã biết cả rồi. Tuy nhiên, vì nghĩ là phiền phức nên cậu ấy đã bỏ qua. Tôi hỏi tại sao lại phiền thì cậu ấy có hơi lúng túng, giải thích khá nhiều nhưng đại ý là “Đằng nào cũng phải hiển thị, nên xem nó hiển thị thế nào là nhanh nhất”. Đây là vấn đề về thói quen. Ngày đó công ty tôi chưa có quy trình CI (continous integration) nên hầu như không ai có thói quen viết test cho code cả.
Về sau, quy trình CI được áp dụng, việc viết test cho code trở thành bắt buộc. Tuy nhiên khi đó thì sau khi hiển thị ngon hết rồi cậu ta mới viết, với một thái độ không lấy gì làm vui vẻ cho lắm. Quy trình phía trên của cậu ấy, do chạy code sau khi đã ghép nên màn hình sẽ hiện một đống lỗi rất phức tạp làm cho công việc kéo dài ra. Cậu ta dường như không quan tâm đến chuyện đó mà có khi cũng chẳng đọc lỗi nữa. Cậu ấy không quen test từng phần một, mà sau khi ghép code sẽ khó test hơn rất nhiều. Quy trình vốn sinh ra để tăng năng suất, bây giờ do thói quen của người làm việc, thành ra lại làm giảm năng suất.
Tham khảo khóa học lập trình web 6 tháng, đảm bảo 100% công việc đầu ra!
Nguồn: https://topdev.vn/blog/nhung-thoi-quen-xau-kim-ham-su-tien-bo-cua-lap-trinh-vien/