NỘI DUNG BÀI VIẾT
Toán tử điều kiện là một loại toán tử đặc biệt vì nó gồm ba thành phần cấu thành biểu thức điều kiện, hay nói cách khác toán tử điều kiện là toán tử 3 ngôi.
Toán tử 3 ngôi
Cú pháp:
biến = Biểu thức logic ? Câu lệnh khi biểu thức trả về true : Câu lệnh khi biếu thức trả về false;
Code language: JavaScript (javascript)
Ví dụ
Cách viết thông thường
int n = 5; String x; if (n == 10){ x = “OK”; } else { x = “NG”; } |
Cách dùng Toán tử 3 ngôi:COPY
int n = 5; String x; x = (n == 10) ? “OK”: “NG” ; |
Với cách dùng toán tử 3 ngôi, biểu thức điều kiện ở đây là == 10, và nếu điều kiện đúng, giá trị OK
sẽ được trả về. Ngược lại nếu điều kiện sai, giá trị NG
sẽ được trả về.Một ví dụ khác, chúng ta kiểm tra một số là chẵn hay lẻ trong Java và thực hiện các xử lý tương ứng như sau:
Cách viết thông thường:
int x = 101; int s; if (x % 2 == 0){ s = x + 2; } else { s = x – 2; } System.out.println(s); |
Cách dùng Toán tử 3 ngôi:
int x = 15; int s; s = (x % 2 == 0) ? x + 2 : x -2; System.out.println(s); |
Tổng kết
Trên đây là kiến thức về toán tử 3 ngôi trong Java. Mong rằng bạn có thể áp dụng tốt vào bài toán của mình.
Học Java Core: https://hocjava.com/category/java-core/
Nguồn video: freeCodeCamp.org