NỘI DUNG BÀI VIẾT
Team leader là một thuật ngữ có lẽ đã trở lên vô cùng quen thuộc và phổ biến hiện nay. Với sự phát triển của xã hội cùng khối lượng công việc ngày càng lớn thì việc chia thành các nhóm làm việc là rất cần thiết, đặc biệt là vai trò của các team leader có một vị trí quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công việc. Vậy team leader có nghĩa là gì? Làm cách nào để trở thành một team leader giỏi?
Team leader là gì?
Team leader hay trưởng nhóm là một chức vụ quản lý bậc trung, trực tiếp điều hành một team (đội nhóm) có quy mô từ nhỏ cho tới trung bình (dưới 20 người). Team leader có nhiệm vụ phụ trách toàn bộ công việc của một mảng chuyên môn cụ thể trong một phòng ban lớn của tổ chức hay doanh nghiệp. Ví dụ, với trong phòng Kinh doanh được chia ra làm các khối: khối bán buôn, khối bán lẻ tại cửa hàng, khối thương mại điện tử,… thì mỗi khối kinh doanh sẽ được trực tiếp quản lý bởi một team leader.
Vai trò của Team leader là gì trong tổ chức?
Vai trò của team leader chính là “lead” – dẫn dắt đội nhóm của mình hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra. Vậy cụ thể một team leader cần phải làm những gì để đạt dduojc kết quả tốt trong công việc?
Xây dựng định hướng và chịu trách nhiệm với đội nhóm
Team leader được ví như “ngọn hải đăng”, là người định hướng, dẫn dắt team của mình đạt được mục tiêu, do đó họ là người vạch ra phương hướng, mục tiêu, xây dựng bản kế hoạch cho mỗi dự án, công việc của team. Bên cạnh đó, team leader là người chịu trách nhiệm cho kết quả công việc của team trước các cấp quản lý cao hơn như trưởng phòng, trưởng bộ phận hay ban lãnh đạo của doanh nghiệp, tổ chức.
Tập hợp những cá nhân xuất sắc để tạo thành 1 team
Một team leader giỏi không chỉ vì bởi năng lực chuyên môn mà còn phải có kỹ năng quản lý. Để thực hiện quản lý có hiệu quả thì cần có cách nhìn người tốt, vì vậy việc tập hợp những cá nhân xuất sắc để tạo thành một team là nhiệm vụ rất quan trọng đối với team leader.
Để team làm việc có hiệu quả, thì mỗi cá nhân trong team phải giỏi và sẵn sàng hỗ trợ nhau khi cần thiết.
Việc lựa chọn những thành viên phụ thuộc vào cách nhìn của mỗi leader, họ thường có các tiêu chí khác nhau để lựa chọn thành viên. Để lựa chọn được thành viên có năng lực và phù hợp với team, bạn cần tìm hiểu tính cách, năng lực và động cơ làm việc của người được chọn
Phân công nhiệm vụ cho cách thành viên trong team
Nhiệm vụ của team leader là gì? – Ngoài việc lựa chọn những thành viên xuất sắc thì việc phân công nhiệm vụ của các thành viên trong team là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Bởi vì, để tạo dựng một team xuất sắc làm việc có hiệu quả thì mỗi cá nhân đều phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và tương tác với các thành viên khác.
Ai cũng có thế mạnh và điểm yếu của riêng mình, việc lựa chọn những người có năng lực phù hợp với công việc thể hiện năng lực của leader.
Kết nối các thành viên
Để làm việc tập thể thì sự gắn kết của các thành viên là hết sức quan trọng. Khi các thành viên được kết nối, thì mới có thể hoạt động hiệu quả, hỗ trợ lẫn nhau nhau công việc để hoàn thành mục tiêu chung của team.
Đảm bảo cân bằng
Một dự án gồm rất nhiều hoạt động, mỗi thành viên phụ trách những mảng khác nhau để duy trì hoạt động của một dự án. Leader cần có những kế hoạch, phương án kịp thời để giải quyết rắc rối trong từng khâu tránh làm gián đoạn dự án.
Đảm bảo cân bằng tính cách của các thành viên, khai phá tiềm năng của mỗi người đồng thời xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong team là nhiệm vụ mà leader cần phải làm để team hoạt động hiệu quả
Cung cấp thông tin rõ ràng, minh bạch
Truyền đạt thông tin minh bạch, rõ ràng cho cả team là một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động nhóm. Một dự án thường gặp nhiều thay đổi so với kế hoạch trưởng nhóm phải kịp thời triển khai để mỗi thành viên đều nắm bắt kịp thời. Việc triển khai phải rõ ràng tránh cho thành viên hiểu sai nghĩa, nhận thức mơ hồ
Kiểm soát hoạt động
Nhiệm vụ của team leader là gì? – Là leader, bạn phải kiểm soát được hoạt động của team để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót xảy ra. Để kiểm soát hoạt động tốt, bạn cần nắm rõ công việc cũng như tiến độ làm việc của từng thành viên, điều chỉnh mối quan hệ nhóm, kịp thời phát hiện những mâu thuẫn nội bộ để tìm cách hóa giải, tránh ảnh hưởng đến công việc.
Tố chất của một Team leader giỏi
Giao tiếp khéo léo, thuyết phục, có uy tín
Kỹ năng giao tiếp là yếu tố đầu tiên mà team leader cần có khi đứng đầu một đội nhóm. Công việc của team leader yêu cầu thường xuyên phải giao tiếp, biểu đạt ý kiến, thương thuyết, trao đổi,… với nhiều đối tượng khác nhau từ nhân viên, khách hàng, đối tác cho tới các team ledaer khác và quản lý cao. Việc thể hiện quan điểm, thuyết trình dự án, đàm phán hợp đồng,… một cách rõ ràng, khéo léo, thuyết phục sẽ mang lại hiệu quả công việc tốt, xây dựng mối quan hệ tích cực, hài hòa với nhân viên, khách hàng và được đối tác, quản lý đánh giá cao.
Ngoài ra, một leader tâm lý và có khả năng truyền cảm hứng sẽ giúp xây dựng văn hóa teamwork giữa các thành viên và giữa thành viên nhóm với leader, giúp nâng cao động lực và sự tích cực của nhân viên trong công việc, từ đó giúp team phát triển.
Tư duy nhạy bén, logic, khả năng xử lý tình huống tốt
Team leader được coi là người đứng mũi chịu sào” trong mọi hoạt động của đội nhóm, do đó họ cũng chính là người có trách nhiệm xử lý những sự cố phát sinh. Và một team leader có khả năng xử lý tình huống tốt, có tư duy nhạy bén, logic sẽ giúp sự cố được giải quyết nhanh chóng, gọn gàng, giảm thiểu rủi ro, hạn chế những tác động tiêu cực tới kết quả công việc. Đôi khi nó còn có thể là cơ hội tốt giúp team bứt phá trong công việc nếu leader là người nhạy bén, sắc sảo, biết nắm bắt và tận dụng cơ hội.
Kiến thức và kỹ năng chuyên môn vững vàng
Công việc team leader không chỉ bao gồm các hoạt động chuyên môn, do đó team leader có thể không phải là người giỏi nhất song để trở thành một team leader tốt, bạn cần có nền tảng kiến thức chuyên môn vững vàng, có các kỹ năng công việc tốt để có thể theo dõi và đánh giá nhân viên.
Kỹ năng lãnh đạo và quản trị công việc
Cuối cùng, tố chất để bạn có thể trở thành một team leader giỏi chính là kỹ năng lãnh đạo và quản trị công việc. Khối lượng công việc của một team leader rất lớn, cùng với độ là trách nhiệm theo dõi, quản lý một cách sát sao, do đó để có thể đạt hiệu quả tốt, team ledaer phải có kỹ năng lãnh đạo, biết trao quyền cho nhân viên và sắp xếp công việc một cách hợp lý.
Tổng kết
Mong rằng, thông qua những chia sẻ của tôi về Team leader là gì? Vai trò và tố chất cần có của team leader, bạn đã có thể nắm rõ hơn về vị trí team leader trong tổ chức, doanh nghiệp.
Xem thêm:
- Agile là gì? Scrum là gì?
- Các khái niệm cơ bản về Scrum
- Sự khác nhau giữa HTTP và HTTPS
- 10 phương pháp tự học lập trình
- Học PHP
- SQL là gì? Tổng quan về SQL
- Transaction trong SQL
- Cách sử dụng Google để có kết quả tìm kiếm tốt hơn
- Học JavaScript
Nguồn video: Huỳnh Duy Khương