Công Nghệ Thông Tin Đã Hết Thời Hay Chưa?

Có ý kiến cho rằng thời kỳ hoàng kim của lập trình sắp kết thúc. Biết lập trình bây giờ giống như khả năng biết đọc và viết hơn. Khó, nhưng ai cũng có thể học.

Nghe có vẻ vô lý nhưng đâu đó cũng có tính thuyết phục. Nhưng liệu nó có thực sự phản ánh tương lai của ngành công nghiệp phần mềm? Liệu rằng tương lai trong nhiều năm tới hay vài thập kỷ tới, lập trình sẽ lụi tàn hay vẫn giữ được ánh hào quang?

Hãy cùng phân tích từng luận điểm này:

1. Phổ cập code có dễ dàng?

Máy tính và các thiết bị điện tử xuất hiện xung quanh chúng ta nhiều đến không ngờ. Nếu bạn không phải là coder thì bạn cũng nên hiểu cách chúng vận hành. Ngay cả những người không phải là lập trình viên cũng có thể sử dụng các kỹ năng cơ bản cùng các công cụ hỗ trợ để xây dựng một trang web, nghiên cứu đưa ra kết luận từ một khối lượng lớn dữ liệu hoặc tự động hóa các tác vụ đơn giản. Và nếu ham học cùng sự hứng thú bạn cũng hoàn toàn có thể tìm hiểu các thuật toán Google, Facebook hoặc YouTube? Dù có là lập trình viên hay không, hiểu được cách thức hoạt động của máy móc xung quanh cũng đem lại giá trị khi chúng định hình cuộc sống của chúng ta.

Nghe có vẻ dễ dàng nhưng việc phổ cập code không phải là chuyện đơn giản. Thực tế cho thấy, chỉ một thập kỷ trước, chúng ta đang tìm kiếm kiến ​​thức về khoa học, với mục tiêu cung cấp cho những người dân trung bình kiến ​​thức họ cần để đưa ra quyết định. Nhưng lời hứa về khả năng hiểu biết khoa học đã không thực sự thành công. Ngày nay, một người bình thường chủ yếu dựa vào khoa học hiện đại mà họ không hiểu hoặc không tin, từ máy tính (cơ học lượng tử), vắc xin (di truyền học), đến GPS (thuyết tương đối rộng). Nếu khả năng đọc viết khoa học là một mục tiêu không bao giờ thành hiện thực, thì liệu chúng ta có thể thực sự mong đợi khả năng đọc viết code sẽ tốt hơn nhiều không?

Nếu năm 1620 người ta dự đoán được, trong vài trăm năm nữa, ngay cả người không tham vọng nhất cũng có thể viết một bài đăng Facebook mạch lạc về mặt ngữ pháp, thì bạn sẽ có vẻ như một kẻ mơ mộng hoang đường. Hiểu rằng, luôn có một khoảng cách giữa việc học viết và là một nhà văn, có một khoảng cách giữa việc học về khoa học và trở thành một nhà khoa học. Và có một khoảng cách giữa việc hiểu các điều cơ bản của code và học cách tự xây dựng các hệ thống phức tạp.

Những nỗ lực của chúng tôi trong việc tăng cường khả năng hiểu biết về lập trình chỉ giúp chuẩn bị được 1 phần cho các lập trình viên tương lai. Nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp, ngoài con đường giáo dục tiêu chuẩn, bạn cần nhiều ở khả năng tự học, tìm tòi và phương pháp học tập phù hợp.

2. Có bao nhiêu lập trình viên trên thế giới?

Theo Evans Data Corporation, có 26,4 triệu nhà phát triển phần mềm trên thế giới vào năm 2019, con số dự kiến vào năm 2023 sẽ tăng lên 27,7 triệu và 28,7 triệu vào năm 2024. Mỹ đang chiếm vị trí dẫn đầu về số lượng của các nhà phát triển phần mềm đạt 4,2 triệu.

Theo tính toán của IDC, năm 2018 số lượng nhà phát triển phần mềm trên thế giới đã tăng lên 22,3 triệu người, trong khi năm 2014 chỉ có 18,5 triệu lập trình viên.

Slashdata đã trình bày thống kê của họ cho biết có 18,9 triệu nhà phát triển phần mềm trên thế giới vào năm 2019 và con số này sẽ đạt 45 triệu vào năm 2030. Ở Việt Nam, kỳ thi 2020 vừa qua đã chứng kiến số lượng nguyện vọng đăng ký vào ngành CNTT đứng đầu trong những ngành học. Điều đó chứng tỏ sức hút mạnh mẽ của ngành này. Bên cạnh đó số lượng tuyển sinh của các trường đại học cũng phản ánh nhu cầu thị trường và tương tai công việc IT trong vòng 4-5 năm tới.

Số lượng lập trình viên tăng đều qua các năm và dự kiến tăng lên gần gấp đôi trong thập kỷ tới là một minh chứng mạnh mẽ chứng tỏ khó có thể nói là ngành CNTT sẽ lỗi thời hay hết thời. Ít nhất là trong 1 thập kỉ tới, khi mà nguồn nhân lực đang chưa đáp ứng đủ với nhu cầu phát triển của thị trường. Một thực tế nữa là, trong khi chờ đợi sự trưởng thành của các newbie thì các lão làng trong ngành lập trình có thể bị suy kiệt trong ma trận phát triển phần mềm. Vấn đề của thời đại đó là chất lượng nguồn nhân lực.

3. Một developer đáng giá bao nhiêu?

Nếu độ phổ cập của viết code tăng lên, liệu nó có ảnh hưởng đến vị trí đặc quyền của các lập trình viên trong lực lượng lao động không? Có thể xảy ra trong tương lai. Nhưng hãy nhớ rằng dự đoán không có mốc thời gian tức là không dự đoán, giống như thể tôi nói rằng “giá dầu sẽ tăng”- đúng, nhưng khi nào?
Ngày nay, chúng ta có rât nhiều lập trình viên nhưng lại thiếu hụt lập trình viên lành nghề. Một sự thật là không phải ai biết cầm cọ cũng sẽ trở thành một họa sĩ. Do đó, sự thiếu hụt lập trình viên lành nghề vẫn không thay đổi. Ước tính hiện tại là sự thiếu hụt hạt nhân lập trình sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới.

Công nghệ đổi mới và phát triển không ngừng. Khoảng cách giữa các lập trình viên phản ánh sự thiếu chuyên môn của họ đối với các công nghệ mới, ví dụ như học máy và phân tích dữ liệu lớn. Và mặc dù đúng là các lập trình viên ở những lĩnh vực này đang có nhu cầu lớn, nhưng điều đó dường như không phải là nguyên nhân sâu xa. Thực tế là, chúng ta đang thiếu đi rất nhiều các lập trình viên cấp trung có kỹ năng. Đây là những người có kỹ năng viết code cơ bản đồng thời họ cũng hiểu được cách làm việc nhóm, cộng tác hiệu quả và các kỹ năng mềm khác.
“Các nhà phát triển bậc trung có kỹ năng kết hợp các kỹ năng lập trình với các kỹ năng ít định lượng hơn, như khả năng phân tích các hệ thống lớn, giải quyết vấn đề và ra quyết định, quản lý dự án và nói chuyện với các bên liên quan.”

Trong tương lai, các lập trình viên mới có thể gặp khó khăn để tìm việc làm, tùy thuộc vào nhu cầu thị trường việc làm. Nhưng các nhà phát triển dày dạn kinh nghiệm sẽ vẫn là nguồn tài nguyên quý giá trong nhiều thập kỷ. Tham khảo thêm top những công việc có thu nhập khủng trong lĩnh vực này để biết mình đang ở đâu trên thị trường Việt Nam và trên thế giới.

4. Bình minh của thời đại sẻ chia

Trong những năm qua, lập trình đã và đang có những bước tiến đáng kể. Nhưng đồng thời, chúng ta cũng được chứng kiến ​​sự phong phú – các IDE debug, phần cứng máy tính có thể biên dịch trong vài giây, các frameworks tự động hóa công việc. 

Ngày nay, với các trang web hướng dẫn miễn phí, các khóa học trên YouTube, StackOverflow, các rào cản về kiến thức không còn khoảng cách nữa. Giờ đây chúng ta có một cộng đồng các chuyên gia mời gọi những người mới và mong muốn chia sẻ công việc về các dự án mã nguồn mở.
“Không có thời điểm nào trong lịch sử khi việc chuyển đổi một ý tưởng thành một dự án phần mềm và chia sẻ nó với thế giới lại dễ dàng hơn như vậy.”

Chúng ta không thể nói khi nào thời kỳ hoàng kim sẽ kết thúc, nhưng có một điều chắc chắn. Cánh cửa của ngành CNTT vẫn rộng mở.

Tham khảo khóa học lập trình web 6 tháng, đảm bảo 100% công việc đầu ra!

Nguồn: https://codelearn.io/sharing/cntt-da-het-thoi-hay-chua

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published.