Những thói quen xấu kìm hãm sự tiến bộ của lập trình viên (2)

Thói quen xấu

Gần đây, tôi có pair programming với vài kĩ sư trẻ. Một ngày tôi làm với họ vài tiếng, chiếm phần lớn thời gian ở công ty của tôi. Tôi sẽ giới thiệu vài thói quen xấu của họ mà trong khi làm việc tôi đã phát hiện và nhắc nhở.

Ít đọc code

Tùy từng project mà thời gian đọc code khác nhau, nhưng nhìn chung thời gian đọc code luôn chiếm tỉ lệ lớn. Cách phân bố thời gian thường thấy là 80% đọc, 20% viết. Đọc code là bắt buộc để có thể hiểu được những phần liên quan, và hiểu framework. Đối với những kĩ sư mà công việc hay bị trục trặc, không tiến triển, tôi thấy tỉ lệ thời gian họ dành cho việc đọc code là rất thấp. Một ví dụ là có một cậu định sử dụng chức năng có trong framework thì bị lỗi. Tôi nói với cậu ấy là ở framework đang hiển thị lỗi sai đầu vào. Tuy nhiên cậu ấy sau đó không hề xem chỗ tôi bảo trên framework. Vậy thì cậu ấy làm gì?

Nhìn chăm chú vào code của mình, ngẩn ngơ tìm chỗ sai. Nghiền ngẫm một đoạn code trên mạng để xem có nên copy paste không. Nghĩa là cứ khi nào code không chạy thì cậu ấy đều ngồi xem code mình viết có gì sai.

Cách sửa

Tôi chỉ cho cậu ấy cách tìm đoạn bị sai tương ứng trên framework. Đồng thời, tôi bảo cậu ấy đọc xem đoạn ấy xử lí cụ thể như thế nào và kết luận tại sao code không chạy.

Vấn đề tâm lí

Tôi hỏi tại sao cậu ấy không đọc code của framework thì cậu ấy trả lời rằng “Nhìn phức tạp lắm, với lại em muốn làm xong sớm”. Tôi cũng công nhận là nội dung bên trong framework phức tạp thật, và đúng là rất khó để nắm được tổng thể. Tuy nhiên bằng cách nghiên cứu nó, kiến thức về ngôn ngữ và khả năng đọc hiểu thư viện sẽ tăng lên, trình độ bản thân sẽ tăng lên. Tôi đã cho cậu ấy trải nghiệm việc phá bỏ rào cản tâm lí đó, ngồi nghiên cứu code sẽ khiến vấn đề được giải quyết nhanh như thế nào.

Vì những lẽ ở trên, tôi nghĩ là người hướng dẫn cũng không nên nói những câu đại loại như “Phần này không hiểu cũng được”, “Đừng đọc nhiều làm gì, cứ cho chạy đi đã” – điều đó cũng rất quan trọng. Tôi luôn nghĩ : giới hạn trưởng thành của bạn cao đến mức nào, phụ thuộc vào việc bạn hiểu code sâu đến mức nào.

Không test riêng những đoạn xử lí phức tạp

Vệc chia nhỏ các hàm rất quan trọng. Tại sao lại phải chia? “Vì như thế thì sẽ nhàn hơn”. Tuy nhiên đối với người chưa thuần thục thì lại cảm thấy như thế là “khổ hơn”.

Ví dụ:

Ruby
function process(list){

    for(var i=0,l=list.length;i<l;i++){
        ...
        // viết cái gì cần xử lí
    }

    ...
    // xử lí thêm gì nữa thì viết vào đây`

}

Hàm có cấu trúc như thế này nghĩa là muốn thực hiện xử lí riêng từng phần một. Người chưa thuần thục thường có xu hướng cứ thế viết những gì muốn xử lí vào những chỗ comment ở trên.

Nhưng đúng ra nó phải là như thế này :

function process(list){
    var next = []:
    for(var i=0,l=list.length;i<l;i++){
        ...
        var elem = doSomethingForElement(list[i]);

        if ( elem ) {
            next.push(elem):
        }
    }

    ...

    if( next.length == 0 ){
        return doSomethingWhenNoResponse(args);
    }

    ...

}

function doSomethingForElement(){
    #viết những gì cần xử lí
}

function doSomethingWhenNoResponse(){
    #viết những gì cần xử lí
}

Những phần muốn xử lí viết tách ra ngoài, độc lập (gọi là sprout method). Làm như thế sẽ tránh cho hàm gốc bị phức tạp hóa, và giúp ta test được từng xử lý một.

Cách sửa

Tôi cho họ làm quen với quy trình là trước khi động tay vào hàm gốc thì hãy tách những gì mình cần xử lí ra thành những hàm rời, sau đó viết và test những cái rời trước. Sau đó họ đã thấy kết quả là việc giải quyết lỗi phát sinh trở nên nhanh như thế nào. Đồng thời, tôi giúp họ ý thức đầu ra đầu vào là gì, phần mình làm ảnh hưởng các phần khác như thế nào.

Vấn đề tâm lí

Nguyên nhân của chuyện cảm thấy việc chia nhiều hàm là khổ chính là từ suy nghĩ “muốn xong sớm” mà ra. Họ nghĩ “Sau này có lỗi thì chỉ cần xem lỗi ở đâu rồi sửa là xong” nên họ thấy chia nhiều hàm rất là “phức tạp hóa vấn đề”, chỉ là chuyện “nếu thừa thời gian thì làm”. Tuy nhiên, nếu gộp hết tất cả thành 1 hàm rồi chạy, thì việc hiểu code sẽ rất khó và cái vòng luẩn quẩn “chạy và lỗi” sẽ kéo dài, lỗi lại còn rất nặng. Như thế mới chính là đang làm mất thời gian. Cũng như trong Hình học để giải bài toán ta hay phải kẻ đường phụ. Việc học cách kẻ đường đó như thế nào là một điều rất quan trọng.

Tham khảo khóa học lập trình web 6 tháng, đảm bảo 100% công việc đầu ra!

Nguồn: https://topdev.vn/blog/nhung-thoi-quen-xau-kim-ham-su-tien-bo-cua-lap-trinh-vien/

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published.