Những thói quen xấu kìm hãm sự tiến bộ của lập trình viên (3)

Không kiểm tra quy trình làm việc của bản thân

Như phần đầu tôi đã nói, thói quen chính là sức mạnh. Chúng ta cần phải có một quy trình làm việc nhanh nhất có thể, hướng đến mục tiêu là tự động hóa.

Từ hôm pair programming, tôi mới nhận ra một cậu hay ngồi nhìn code chằm chằm sau khi viết. Tôi hỏi là đang làm gì thế thì cậu ấy bảo “Em đang kiểm tra”. Cậu ấy đúng là đang kiểm tra từng dòng code một, xem mình có viết sai gì không. Tôi bảo cậu ấy trước tiên hãy check syntax đi thì cậu ấy hỏi “Check syntax nghĩa là sao ạ?”. Sau khi tôi chỉ cậu ấy cách làm thì cậu ấy sau đó cứ liên tục hỏi tôi “Câu này đúng chưa anh?”, “Thế này được chưa?”. Tôi trả lời là trước hết cứ tự mình kiểm tra đi đã, cậu ấy không hiểu ý tôi là gì.

Tôi đã nhận ra rằng ngoài quy trình check xem code của mình sau khi build và cho chạy thật đã ngon chưa, họ không có thêm một quy trình nào khi làm việc cả. Unit test vốn là thứ được sinh ra để xem từng phần có hoạt động chính xác không. Nếu trong khi làm không chuẩn bị trước, không phải là người có thói quen vừa làm vừa test (test first), thì sau này làm unit test sẽ rất mệt.

Cách sửa

Phần code dùng để check syntax hãy để riêng ra editor và dùng thường xuyên. Nếu cần thiết, cứ khi save code là tự động cho chạy luôn để test. Vì cậu ấy dùng editor là vim nên cần cài plugin như quickrun hay syntastic.

Các class và các hàm cũng vậy, ở đâu cũng được, nhưng cần phải tạo môi trường để kiểm tra từng cái một. Nếu kiểm tra thấy ngon rồi, thì hãy lưu lại vào một file test. Đó là quy trình mà tôi muốn cậu ấy thực hiện. Trước khi hỏi “Thế này được chưa” thì hãy làm tất cả những việc trên đã. Khi đã quen rồi, nên tạo một môi trường CI dựa trên cách dùng debug hoặc fswatch. Mỗi khi save code thì cho chạy luôn cái CI đó để test là tốt nhất.

Vấn đề tâm lí

Vấn đề về môi trường như bên trên có vẻ như liên quan đến kiến thức chứ không liên quan đến tâm lí. Tuy nhiên sau khi phân tích, tôi thấy nó liên quan đến nhận thức về 2 khái niệm thường gặp khi lập trình là “code chuẩn” và “code lỗi mà không biết vì sao”.

Một thực tế là, không phải chỉ có duy nhất một “code chuẩn”.

Tuy nhiên, người hay copy paste thường có xu hướng nghĩ rằng : copy paste mà cũng không chạy được thì chắc là do mình thao tác sai chỗ nào đó, copy paste bị thiếu chỗ nào đó và thường có thói quen ngồi tìm kiếm những cái đó. Vì lí do đó, code của họ sau khi viết xong chẳng khác nào mật mã ngoài hành tinh, và họ sẽ phải tìm lỗi sai trong đống mật mã đó. Phần mà họ tự viết ra cũng dựa trên những đoạn copy paste, mà sau này rồi cũng sẽ trở thành thứ mà họ không thể tự lí giải nổi. Tâm lí của họ là luôn nghĩ việc đọc hiểu và kiểm tra từng dòng một, kém năng suất hơn việc copy paste cả một đoạn rất nhiều.

Không đọc error message, không đọc log

Error message của ngôn ngữ lập trình, hay error message của thư viện đều có nhiệm vụ là chỉ ra chỗ sai bằng văn bản con người có thể hiểu được, viết bởi con người. Tuy nhiên, những lập trình viên tiến bộ chậm thường không đọc những cái đó. Họ chỉ ý thức được là có lỗi xảy ra. Nếu là code trên IDE thì có thể kích chuột để jump ngay đến câu lệnh lỗi. Nhưng nếu làm trên vim hoặc Web browser thì việc đọc hiểu log message, và jump đến câu lệnh lỗi là nhiệm vụ của người lập trình. Không đọc, cũng không jump đến câu lệnh lỗi nên màn hình error thường bị switch đi trong tích tắc. Trong khi pair programming với vài người, họ switch màn hình nhanh đến nỗi tôi còn tưởng họ đang thử độ phản ứng của mắt với vật thể chuyển động.

Kết quả là họ ngồi nhìn chằm chằm vào code họ vừa viết, tìm xem có lỗi chính tả, lỗi font nào không bằng cách ngó đi ngó lại method name. Vấn đề là error message vừa nãy đâu có nói là method name có lỗi, hoặc không tồn tại. Một khi không đọc error message thì phạm vi có thể phát sinh lỗi là vô hạn. Tuy nhiên, họ chỉ luôn nghĩ được là mình “viết sai một cái gì đó”.

Cách sửa

Tất nhiên là đọc error message và tìm hiểu ý nghĩa của từng message một. Thêm vào đó, tôi giúp họ lí giải mối liên hệ giữa error message và môi trường. Đồng thời, hướng dẫn họ tạo ra những đoạn code nhỏ để tái hiện các lỗi đó (snippet) có thể dùng cho sau này và dự trù các case tương tự có thể xảy ra.

Vấn đề tâm lí

Có thanh niên nói “Em sợ tiếng Anh lắm, nhìn cứ như mật mã”. Có điều, ngữ pháp của các error message chỉ dừng ở mức học sinh cấp Hai, mà tôi biết là cậu ta thừa sức hiểu. Cũng phải công nhận một thực tế là muốn hiểu những lỗi liên quan đến ngôn ngữ lập trình và framework thì phải hiểu cấu trúc và từ ngữ chuyên ngành của chúng. Điều này khó. Nhưng như vậy không có nghĩa là ngôn ngữ hoặc framework đó “không thân thiện” mà vì bản thân error message không phải sinh ra chỉ để hiển thị những lỗi liên quan đến code người lập trình viết.

Vì vậy ta cần theo sát cả framework, cả ngôn ngữ lập trình, và cả code. Có như vậy ta mới có thể móc nối error message và vấn đề cần giải quyết với nhau. Để có thể tự mình làm như vậy, hàng ngày cần tự tạo thói quen tìm hiểu những thứ đó cho mình. Nếu không cho dù đến bao giờ chăng nữa, error message cũng vẫn mãi chỉ là những “mật mã” mà thôi.

Tham khảo khóa học lập trình web 6 tháng, đảm bảo 100% công việc đầu ra!

Nguồn: https://topdev.vn/blog/nhung-thoi-quen-xau-kim-ham-su-tien-bo-cua-lap-trinh-vien/

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published.