Scrum-Master-la-gi

Scrum Master là ai? Trách nhiệm của Scrum Master?

Trong một dự án, Scrum Master có vai trò vô cùng quan trọng đối với tiến độ cũng như chất lượng của sản phẩm. Vậy Scrum Master là gì? Họ đóng vai trò thế nào trong một dự án? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Scrum Master là ai?

Scrum Framework đã định nghĩa ba vai trò chính: Scrum Master, Product Owner và Developer. Trong đó, Scrum Master là vai trò trung tâm kết nối. Scrum Master giúp cho Scrum Framework được hiểu rõ và thực hành một cách đúng đắn bởi Scrum Team, đồng thời phát huy tối đa giá trị của Scrum Framework trong Scrum Team và cũng như trong Tổ Chức.

Scrum Guide đã đề cập rõ, vai trò của Scrum Master phải phục vụ: Scrum Team (bao gồm Developer, Product Owner) và Tổ Chức. “Phục vụ” ở đây không có nghĩa Scrum Master phải bưng trà, rót nước, đặt lịch họp cho team… Mà nghĩa của từ “phục vụ” này tức là Scrum Master sẽ phải đề cao thành công của team, và tổ chức lên trên hơn thành công của cá nhân mình. Hay nói cách khác, ​Scrum Master là một Servant Leader (Người lãnh đạo đầy tớ).

Picture

Những trách nhiệm của Scrum Master

Định nghĩa Scrum Master thì ngắn như vậy, nhưng để trở thành một Scrum Master giỏi không phải là điều dễ dàng. Làm thế nào để giúp cho Scrum Team và Tổ Chức có thể áp dụng Scrum thành công? Làm thế nào giúp họ thay đổi thói quen cũ và biến đổi mình trở thành một đội/ một Tổ chức linh hoạt?

Không thừa thãi khi nói rằng Scrum Master là một vị trí chịu áp lực cực lớn, khi phải vừa đóng vai trò là cầu nối giữa khách hàng với team và phải đốc thúc team hoàn thành công việc của mình.

Một Scrum Master sẽ phải có những trách nhiệm sau đây:

  • Facilitator: Scrum Master góp phần bảo vệ team mình khỏi những trở ngại, ví dụ như workload quá nặng đến từ Product Owner. Điều này sẽ giúp tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và phù hợp với team.
  • Coach: Scrum Master giúp các thành viên khám phá những điểm mạnh và điểm cần cải thiện của các thành viên. Từ đó, họ có cơ hội cống hiến tốt hơn cho tổ chức và Scrum Team.
  • Mentor: Scrum Master cần biết cách để chia sẻ kinh nghiệm của mình với Scrum Team, để các thành viên hiểu được những vấn đề còn khúc mắc hay những lợi ích của Scrum với sự nghiệp của bản thân.
  • Teacher: Scrum Master như một người thầy, để có thể dạy Scrum Team và các thành viên khác kiến thức về Scrum và sử dụng những phương thức khác nhau để hỗ trợ họ trong công việc 
  • Impediment Remover​: Scrum Master cần biết cách, và biết khi nào là thời điểm mình nên giúp Scrum Team giải quyết những vấn đề đang cản trở họ trong công việc. Scrum Master nên uỷ thác trách nhiệm cho các thành viên, và nên khuyến khích team tự tìm cách vượt qua các vấn đề.
  • Change Agent: Scrum Master là người tiên phong, đề xuất những sự thay đổi cần thiết để cả team hoặc tổ chức có thể cải thiện hiệu suất làm việc tốt hơn.

Tổng kết

Scrum Master là vị trí tối quan trọng để phát triển sản phẩm. Hy vọng qua bài viết này, tôi đã giúp các bạn kỹ sư công nghệ hiểu thêm về Scrum Master là gì? Cũng như những vai trò và phẩm chất cần có của một Scum Master tốt.

Xem thêm:

Nguồn video: Học viện Agile

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published.

TÀI LIỆU DEV WORLD
Cẩm nang phát triển bền vững với nghề lập trình!