tim-hieu-source-code

Source Code là gì? Tổng hợp những thông tin về Source Code

Đối với người làm trong lĩnh vực công nghệ, việc viết mã đề cập tới quá trình sử dụng ngôn ngữ lập trình máy tính để gán chức năng cho các phần tử khác nhau của trang web là vô cùng quan trọng. Trong đó Source Code là một trong những loại mã quan trọng hàng đầu của mọi dự án phát triển web. Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ giúp bạn giải đáp Source Code là gì, cách thức hoạt động và các đối tượng sử dụng của nó.

Source Code là gì?

Source Code thường hiển thị ở dạng văn bản. Source Code sẽ tập hợp nhiều dòng lệnh để tạo nên một thao tác nào đó trên Website. Hãy cùng Mắt Bão tìm hiểu Source Code là gì và những kiến thức về Source Code.

Con người bình thường có thể đọc và hiểu được mã nguồn, khi lập trình viên sử dụng ngôn ngữ lập trình để viết ra những câu lệnh. Những câu lệnh được viết ra và lưu lại trong một nào đó như tệp notepad chẳng hạn, nó sẽ được gọi là tệp chứa mã nguồn.

Lập trình viên có thể sử dụng phần mềm gõ văn bản thông thường hoặc một bộ công cụ trực quan chuyên cho code, một môi trường phát triển tích hợp IDE (Integrated Development Environment); và cũng có thể là một bộ phát triển phần mềm SDK (Software Development Kit) để phát triển mã nguồn.

Lịch sử phát triển của Source code

Ở giai đoạn đầu khoản thập niên 1940, mã nguồn được lưu dưới dạng nhị phân bao gồm 2 kí tự 0 và 1 thông qua các bản điều khiển của máy tính. Ngôn ngữ lập trình thế hệ đầu tiên này không có sự phân biệt giữa mã nguồn và mã máy.

Trong giai đoạn này source code rất khó khăn để hiểu, nhớ và viết. Một trong những mã nguồn đầu tiên có thể được thực hiện bởi Tom Kilburn, một nhà khoa học máy tính tiên phong. Ông đã thành công khi lưu được chương trình số đầu tiên trong bộ nhớ máy tính vào 1948, và phần mềm này giải được một chương trình toán học.

Source-Code-la-gi

Vào khoản thập niên 50 và 60 của thế kỉ trước, mã nguồn đã được phát triển, tuy nhiên chúng được phát hành miễn phí. Ví dụ điển hình như IBM họ phân phối miễn phí bản quyền phần mềm, họ chỉ tính tiền phần cứng. Cho đến 1983, IBM bắt đầu tính cả phí sử dụng phần mềm.

Ai sẽ sử dụng mã nguồn thường xuyên?

Các lập trình viên máy tính thường là người viết và sử dụng Source Code nhiều nhất để viết mã cho các trang web và ứng dụng mới. Mã nguồn trong hầu hết các loại ứng dụng hoặc chương trình thường được các lập trình viên máy tính thường phát triển và triển khai. Ngoài Source Code, họ cũng có thể sử dụng một số loại công cụ khác để tạo ra mã nguồn mới như lập trình trực quan, trình soạn thảo văn bản hoặc IDE.

Các lập trình viên thường sử dụng Source Code để viết mã cho các trang web và ứng dụng mới

Vai trò của Source Code trong lập trình Website là gì?

Website ngày nay được ví như là bộ mặt của một công ty, tổ chức trên mạng Internet. Website ra đời để tiếp cận và tăng tương tác với khách hàng mà công ty muốn hướng đến. Nhằm phục vụ nhu cầu (xem tin tức, đọc profile công ty,..) khách hàng họ truy cập vào Website. Họ thực hiện rất nhiều thao tác, tương ứng với nhiều câu lệnh khác nhau.

Mã nguồn là khung xương cho toàn bộ những thao tác đó. Bao gồm những hành động đơn giản như kéo chuột, rê chuột, nhấp đúp cho đến phức tạp như cho hàng vào giỏ, điền thông tin vào form, download ebook, tìm kiếm tài liệu v.v..

Mục đích của mã nguồn

Mục đích chính của mã nguồn là làm nền tảng để tạo ra các phần mềm. Ngoài ra mã nguồn còn có nhiều mục đích khác như: hạn chế cho những người có kĩ năng mới có thể truy cập, những người có quyền hạn với mã nguồn mới có thể truy cập, điều chỉnh và cài đặt phần mềm.

Một mục đích khác nữa là giúp các nhà phát triển, lập trình viên khác có thể tiếp tục xây dựng chương trình tương tự trên các hệ điều hành khác, hoặc nâng cấp phiên bản hiện tại lên.

Tuy nhiên cũng là một bài toán, với lập trình thì sẽ có vô vàn cách giải quyết, thế nên việc ghi chú lại mục đích của dòng mã là rất cần thiết. Để các lập trình viên, các nhà phát triển khác hiểu người đi trước đã làm gì, sau đó họ sẽ tiếp bước thực hiện công việc.

Source code và bản quyền

Có 2 loại mã nguồn là mã nguồn đóng và mã nguồn mở. Điểm khác biệt chính giữa chúng là chi phí cho bản quyền và mục đích thực hiện.

Mã nguồn mở

Với mã nguồn mở, cộng đồng có thể tham gia vào chỉnh sửa, đóng góp sao cho phần mềm, ứng dụng đó tốt hơn; hoặc tuỳ chỉnh để phù hợp với mục đích sử dụng.

Mã nguồn mở giúp cho các sinh viên, học sinh và những người muốn tìm hiểu về lập trình có một bộ mã hoàn chỉnh để tham khảo cũng như phục vụ mục đích học tập.

Mã nguồn mở và phần mềm mã nguồn mở thường được phát hành dưới giấy phép như GNU General Public License. Để người dùng có thể tải về sử dụng, tuỳ biến một cách hoàn toàn hợp pháp.

Mã nguồn đóng

Mã nguồn đóng ở xung quanh bạn, chúng là những ứng dụng, phần mềm bạn đang sử dụng như: Window, Office, Photoshop,… Chúng là những phần mềm có bản quyền và được đóng gói lại, khi đến tay bạn chúng chỉ có các lệnh thực thi chứ không có mã nguồn.

Có nhiều lý do những nhà phát triển đó không giao mã nguồn cho bạn, trong đó có 2 lý do chính là:

  • Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
  • Ngăn chặn khách hàng sử đổi mã nguồn gây hư hại phần mềm hoặc tạo ra những cuộc tấn công có quy mô.

Với giấy phép độc quyền mã nguồn, đồng nghĩa các hành vi cố tình xem mã nguồn để khám phá hoặc cố ý sửa đổi mã nguồn là phạm pháp. Nhờ các công nghệ mã hoá mã nguồn ngày một hiện đại sẽ làm việc xem hay tác động sẽ trở nên cực kì khó khăn, và đôi khi là không thể ở một số thời điểm.

Cấu trúc của mã nguồn

Mỗi một chương trình sẽ có một bộ mã nguồn riêng. Chúng có thể được lưu trong một hoặc nhiều file khác nhau. Thông thường với những chương trình phức tạp mã nguồn sẽ được lưu riêng biệt từng tệp với từng chức năng tạo thành một cây khổng lồ được gọi là cây nguồn (tree source).

Mã nguồn thường sẽ được lưu trong ổ cứng của máy tính, usb, đĩa hoặc bất cứ nơi nào có thể lưu trữ dữ liệu một cách an toàn.

Tổng kết

Qua bài viết, chắc bạn cũng đã biết thêm về mã nguồn và những kiến thức mở nguồn đóng, mã nguồn mở. Hi vọng bạn sẽ tìm thêm được nhiều điều mới khác trong cuộc sống nhé.

Xem thêm:

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published.