Sự khác biệt giữa Windows và Linux – Cuộc chiến khốc liệt (2)

#3. Về vấn đề bản quyền

Như mình đã đề cập ở trên, Linux cực kỳ dễ tiếp cận từ góc độ nhà phát triển, trong khi Windows thì nghiễm nhiên là không.

Nhưng để có quyền truy cập mã nguồn Linux thì phải được cấp phép. Cấp phép nghĩa là phần mềm sẽ có quyền được phân phối.

Với giấy phép GPL của Linux, bạn có thể tự do sửa đổi OS đó, tái xuất bản nó và thậm chí bạn có thể thương mại nó, miễn là bạn cung cấp mã nguồn của nó, không giữ bí mật cho riêng mình.

Với giấy phép GPL, bạn cũng có thể tải xuống bản sao của Linux và cài đặt nó trên bao nhiêu máy tùy ý. Giấy phép này là gì thì mình đã để link đến Wikipedia ở phần #1 của bài viết này rồi nhé. Nếu thích bạn có thể tham khảo qua.

Còn giấy phép của Microsoft thì sẽ rất khác với giấy phép này, tức là bạn không thể sửa đổi mã nguồn vì Microsoft không bao giờ công bố mã nguồn của hệ điều hành này cả. Cần câu cơm của họ mà 😀

Thứ hai nữa, khi bạn  mua bản quyền Windows (đối với các cá nhân) thì bạn chỉ sử dụng giấy phép đó cho cho một máy tính duy nhất. Còn các giấy phép dành cho máy doanh nghiệp thì khác, bạn có thể sử dụng 1 key để kích hoạt cho nhiều máy tính. Nhưng tất nhiên loại giấy phép này sẽ đắt hơn rất nhiều 😀

#4. Về ứng dụng – phần mềm

Với hầu hết các bản phối của hệ điều hành Linux, bạn có một trung tâm để cài đặt các ứng dụng. Điều này giúp bạn dễ dàng thêm các ứng dụng mới và xóa chúng đi khi không còn dùng đến.

Tính năng quản lý gói của Linux cực kỳ hữu ích vì bạn có thể tìm kiếm và cài đặt ứng dụng trực tiếp mà không cần phải dò tìm trên mạng. Và tất nhiên, tất cả đều miễn phí 100%.

Trước đây, Windows không có kho ứng dụng của riêng mình. Với Windows, bạn phải lên Google và tìm kiếm những phần mềm của bên thứ 3 để cài đặt.

Sau đó đến quá trình tải về máy rồi chạy file thực thi *.exe để tiến hành cài đặt. Sau khi ứng dụng đã được cài đặt, bạn cũng không biết nó đã thay đổi bao nhiêu tập tin hệ thống.

Vì đâu phải phần mềm nào cũng an toàn đâu, với nhiều người dùng không có kinh nghiệm, họ rất dễ cài phải các phần mềm rác, phần mềm độc hại…

Tuy nhiên, kể từ phiên bản Windows 8.x, Microsoft đã có kho ứng dụng riêng của mình – nó mang tên Windows Store, mặc dù còn hạn chế so với Linux nhưng nói chung là nó cũng cung cấp khá nhiều phần mềm (cả miễn phí và trả phí), đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dùng.

À, còn một điều nữa mà mình muốn chia sẻ với các bạn:

Đối với Windows thì Registry như là xương sống của con người vậy. Nó là một cơ sở dữ liệu chủ cho toàn bộ các thiết lập của người dùng nằm trên máy tính. Registry nắm giữ thông tin ứng dụng, mật khẩu người dùng, thông tin thiết bị… và rất rất nhiều thứ khác nữa.

Còn đối với Linux thì không, Linux không có Registry. Vâng, các bạn không nghe nhầm đâu.

Các ứng dụng trên Linux sẽ lưu thiết lập trên cơ sở chương trình, dưới sự phân cấp người dùng. Điều này cũng có nghĩa là những cấu hình của Linux sẽ ở dạng mô đun. Bên dưới là cây hệ thống file trên Linux !

Tham khảo khóa học lập trình web 6 tháng, đảm bảo 100% công việc đầu ra!

Nguồn: https://topdev.vn/blog/su-khac-biet-giua-windows-va-linux-cuoc-chien-khoc-liet/

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published.