database

Database là gì? Các kiểu Database phổ biến

Trong lĩnh vực lập trình, công nghệ thông tin thì database là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều. Nó là thành phần quan trọng không thể thiếu của quá trình xây dựng, phát triển ứng dụng hay phần mềm. Vậy database là gì? Nó đóng vai trò như thế nào? Database hay còn gọi là dữ liệu nền tảng hay cơ sở dữ liệu. Một cơ sở dữ liệu là một tập hợp tổ chức các dữ liệu. Đây là bộ sưu tập các lược đồ (Schema), bảng (Tables), truy vấn (Query), báo cáo (Report), và các đối tượng khác… Mời bạn cùng tìm hiểu sâu hơn về database qua bài tổng hợp sau nhé!

Database là gì?

Database (Cơ sở dữ liệu) là một tập hợp có tổ chức của các thông tin, dữ liệu được lưu dưới dạng tệp tin và có thể truy cập bằng các hệ thống máy tính hoặc các hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Database còn có thể được lưu trữ trên các thiết bị có khả năng ghi nhớ như ổ cứng, USB, đỉa CD,…

Một số Database thông dụng trong đời sống có thể kể đến như bảng chấm công, bảng lương, danh sách học sinh, bảng kiểm kê hàng hóa,…

Các mô hình Database phổ biến hiện nay

  • Cơ sở dữ liệu Database dạng File: Database dạng File là dạng thường gặp nhất và cũng là mô hình phổ biến nhất hiện nay. Có thể dễ dàng thấy những tập tin, những thông tin được lưu trữ, chia sẻ và truy cập dưới dạng File. Cơ sở dữ liệu dạng File thường gặp nhất chính là *.mdb Foxpro. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu này còn bao gồm những định dạng khác như text, dạng file ascii, dạng file *.dbf…
  • Cơ sở dữ liệu Database quan hệ: Đây cũng là một trong những mô hình dữ liệu được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Ở mô hình này, các thực thể khác nhau, tức các nguồn dữ liệu khác nhau sẽ cùng được quy hợp, lưu trữ cùng một bảng dữ liệu và các dữ liệu này phải có quan hệ với nhau. Một vài cơ sở dữ liệu nổi tiếng có hỗ trợ Database quan hệ có thể kể đến như: Oracle, MS SQL Server, MySQL…
  • Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng: Hệ cơ sở dữ liệu này cũng là một bảng dữ liệu thuần. Tuy nhiên, Database bổ sung thêm các trường hợp hướng đối tượng khác như: hành vi đối tượng nhằm thể hiện hành vi của đối tượng. Các đối tượng này cũng được phân cấp rất rõ ràng, mỗi cấp được gọi là một lớp dữ liệu. Hiểu một cách đơn giản hơn, chúng là tập hợp các nhóm đối tượng trong cùng một bảng và được thể hiện bằng dòng dữ liệu. Những hệ quản trị cơ sở dữ liệu hỗ trợ Database này bao gồm: MS SQL Server, Postgres, Oracle
  • Database bán cấu trúc: Cơ sở dữ liệu Database bán cấu trúc có thể lưu trữ nhiều dạng dữ liệu khác nhau. Và các thông tin, dữ liệu này thường được lưu trữ dưới định dạng XML. Ở mô hình này, các thông tin mô tả dữ liệu và đối tượng đều được trình bày trong các thẻ tag. Nhờ vào ưu điểm nổi bật này, hệ cơ sở dữ liệu vừa được mở rộng, vừa tiện lợi giúp người dùng có thể dễ dàng truy xuất những thông tin cần thiết. Theo các chuyên gia nghiên cứu, Database bán cấu trúc có thể sẽ là hướng đi mới đầy tiềm năng trong các lĩnh vực ứng dụng công nghệ dữ liệu.

 Vai trò và tầm quan trọng của database

1. Database giúp đảm bảo an toàn dữ liệu

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, việc các doanh nghiệp bị đánh cắp dữ liệu quan trọng rất dễ xảy ra. Vì thế lựa chọn Database là công cụ lưu trữ an toàn đã trở thành xu hướng của thế giới, với mức độ bảo mật cực kỳ cao.

Việc sử dụng các tệp tin có định dạng .csv hay .xml có thể giúp bạn tối ưu, dễ dàng chuyển vào database an toàn cũng như thuận tiện sử dụng.

2. Lưu trữ thông tin lớn, có hệ thống

Ưu điểm lớn nhất của Database chính là sự tổ chức có hệ thống. Dữ liệu sẽ được lưu trữ theo trình tự, cấu trúc cụ thể mang tính nhất quán. Nhờ ưu điểm này người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm, sắp xếp và sử dụng dữ liệu nhanh chóng và chính xác.

3. Đảm bảo khả năng truy xuất dữ liệu

Với khối lượng làm việc lớn của các doanh nghiệp hiện nay, nhu cầu truy cập dữ liệu để lấy thông tin của nhân viên trong công ty là cực kỳ cao. Đây là lúc ưu điểm về khả năng truy xuất dữ liệu nhanh chóng của database với các cách lưu trữ truyền thống phát huy hiệu quả. Nhờ thế mọi người có thể dễ dàng sử dụng dữ liệu cùng một thời điểm.

4. Hạn chế tình trạng trùng lặp dữ liệu

Do tất cả dữ liệu đều được lưu trữ tập trung tại database, nên người dùng không cần phải lo ngại việc dữ liệu mới nhập vào sẽ trùng lặp với dữ liệu cũ đã có sẵn, nhờ cơ chế phát hiện trùng lặp của database. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tài nguyên trong việc thực hiện lưu trữ và tìm kiếm dữ liệu.

5. Linh hoạt thay đổi theo nhu cầu

Dữ liệu được lưu trữ theo dạng số hóa giúp doanh nghiệp có thể linh hoạt thay đổi quy mô, kích thước lưu trữ theo nhu cầu sử dụng từ những dữ liệu vài chục trang như bảng lương, danh sách nhân viên,… Cho đến những dữ liệu lớn vài nghìn trang như danh sách khách hàng.

Ngoài ra bạn có thể linh hoạt lựa chọn công cụ lưu trữ, từ những chiếc USB, đĩa CD nhỏ bé, đơn giản cho đến những hệ thống server lớn, phức tạp.

6. Công tác quản lý dễ dàng hơn

Database đang ngày càng trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là lập trình ứng dụng. Vì database được sinh ra để hỗ trợ trong việc khai thác, tạo lập, lưu trữ thông tin một cách có tổ chức, khoa học. Nhờ được quản lý chặt chẽ mà dữ liệu sẽ không bao giờ bị trùng lặp, cũng như tạo ra quy trình làm việc một cách cực kỳ chuyên nghiệp, dễ dàng trong công tác quản lý.

7. Cải thiện các chiến dịch truyền thông

Ngày nay khi công tác truyền thông đang hướng theo các nền tảng trực tuyến và nhiều doanh nghiệp xem trọng mảng truyền thông này. Vì thế việc xây dựng được một hệ thống database tốt sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập, lưu trữ thông tin khách hàng thông qua các mạng xã hội hay mạng lưới các kênh truyền thông trực tuyến của doanh nghiệp.

Tổng kết

Hy vọng rằng bài viết này đã đem đến cho bạn những thông tin thú vị và hữu ích về hệ thống database giúp lưu trữ và quản lý dữ liệu hiệu quả. Nếu bạn cảm thấy bài viết này hay, đừng quên chia sẻ với bạn bè và người thân nhé! Chúc bạn học tốt.

Xem thêm:

Cách sử dụng Google để có kết quả tìm kiếm tốt hơn

Học JavaScript

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published.