Java là gì? Những điều cần biết về Java (Phần 1)

Có thể nói Java là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay. Bởi những tính năng linh hoạt và

Khái niệm

Java là ngôn ngữ lập trình được thành lập bởi Sun Microsystems, phát hành lần đầu tiên vào năm 1995. Đây là ngôn ngữ lập trình hiện đại, bậc cao, hướng đối tượng, bảo mật và mạnh mẽ. Ngôn ngữ này là lựa chọn phổ biến của các nhà phát triển trong hơn 2 thập niên, hiện có hàng triệu ứng dụng Java đang được sử dụng.

Tính năng của Java

Ngoài sự di động, đơn giản và an toàn, Java còn một số tính năng ưu việt giúp ngôn ngữ này trở nên phổ biến như hiện tại.

  • Hướng đối tượng: Trong Java, mọi thứ đều là một Object, vì xây dựng trên mô hình này nên Java dễ dàng được mở rộng và bảo trì.
  • Nền tảng độc lập: Khi Java được biên dịch nó không được biên dịch thành ngôn ngữ máy nền tảng cụ thể, thay vào đó là mã byte – nền tảng độc lập. Mã byte này được thông dịch bởi máy ảo (JVM) trên nền tảng mà nó đang chạy.
  • Đơn giản: Java được thiết kế để dễ tiếp cận, dễ học. Nếu bạn hiểu khái niệm cơ bản về OOP Java, qua trình trở thành master về java rất dễ dàng. 
  • Bảo mật: Với tính năng an toàn của Java, nó cho phép phát triển các hệ thống không có virut, giả mạo. Các kỹ thuật xác thực dựa trên mã hoá khóa công khai.
  • Kiến trúc – trung lập: Trình biên dịch Java tạo ra định dạng tệp đối tượng kiến trúc trung lập, làm cho mã biên dịch được thực thi trên nhiều bộ vi xử lý, với sự hiện diện của hệ điều hành Java.
  • Mạnh mẽ: Java sẽ kiểm tra ngay tại thời điểm biên dịch và kiểm tra lỗi tại runtime để loại trừ các tình huống dễ bị lỗi.
  • Đa luồng: Với tính năng đa luồng, Java cho phép viết các chương trình có thể thực hiện nhiều tác vụ đồng thời. Tính năng thiết kế này cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng tương tác có thể chạy trơn tru hơn.
  • Thông dịch: Mã byte Java được dịch trực tiếp tới các máy tính gốc và không được lưu trữ ở bất cứ đâu.
  • Hiệu năng cao: Với việc sử dụng trình biên dịch Just-In-Time, Java cho phép thực hiện hiệu năng cao.
  • Phân tán: Java được thiết kế cho môi trường phân tán của Internet.
  • Portable: Java là ngôn ngữ lập trình có tính Portable bởi vì java có thể thực thi ứng dụng của nó trên tất cả các hệ điều hành và phần cứng khác nhau.

Ưu/Nhược điểm của Java

Một ngôn ngữ lập trình dù có phổ biến rộng rãi và có nhiều lợi ích ra sao vẫn sẽ có những ưu và nhược điểm riêng nhất định. Giờ hãy cùng tìm hiểu về những ưu/điểm của Java.

Ưu điểm: 

  • Chúng ta có thể chạy mã Java trên bất kỳ máy nào mà không cần cài đặt thêm phần mềm đặc biệt gì cả bởi JVM đã thực hiện điều đó.
  • Java không sử dụng con trỏ, đó là lí do chính khiến nó được bảo mật.
  • Java có thể đạt được đa luồng vì chúng ta có thể thực thi nhiều chương trình đồng thời.
  • Có nhiều tính năng như thu gom rác, không sử dụng con trỏ, xử lý ngoại lệ
  • Quản lí bộ nhớ hiệu quả.

Nhược điểm:

  • Là một ngôn ngữ cấp cao Java phải xử lý các cấp độ biên dịch và trừu tượng của một máy ảo. Java thể hiện hiệu suất kém, nguyên nhân chính là do bộ thu gom rác, cấu hình bộ nhớ đệm không hợp lệ và bế tắc giữa các quy trình.
  • Java có rất ít trình tạo GUI – Swing, SWT, JSF và JavaFX trong số những trình xây dựng phổ biến hơn.
  • Trên java, bạn có thể phải viết những đoạn mã dài và phức tạp cho các hoạt động đơn giản, điều này yêu cầu các lập trình viên phải thực hiện chính xác các thao tác, đảm bảo độ chính xác đến dấu chấm phẩy hay ngoặc đơn, ngoặc nhọn. Nếu so sánh thì khoản này khi làm trên Python sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Công dụng của Java

Vì Java là một ngôn ngữ miễn phí và linh hoạt, nó có thể được dùng để phát triển các phần mềm cục bộ và phân tán. Một số công dụng phổ biến của Java bao gồm:

Phát triển trò chơi

Nhiều trò chơi điện tử, trò chơi máy tính và di động nổi tiếng được phát triển bằng Java. Ngay cả những trò chơi hiện đại được tích hợp công nghệ tiên tiến như máy học hay thực tế ảo cũng được phát triển bằng công nghệ Java.

Điện toán đám mây

Java thường được gọi là ngôn ngữ WORA (Viết một lần, chạy ở mọi nơi), khiến nó trở thành ngôn ngữ lý tưởng cho các ứng dụng phi tập trung dựa trên đám mây. Các nhà cung cấp đám mây chọn ngôn ngữ Java để chạy các chương trình trên nhiều nền tảng cơ sở khác nhau.

Dữ liệu lớn

Java được dùng cho các công cụ xử lý dữ liệu có thể làm việc với những tập dữ liệu phức tạp và số lượng dữ liệu thời gian thực khổng lồ.

Trí tuệ nhân tạo

Java là một trung tâm thư viện máy học đồ sộ. Sự ổn định và tốc độ của ngôn ngữ này rất lý tưởng cho việc phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo như xử lý ngôn ngữ tự nhiên và học sâu.

Internet vạn vật

Java đã được sử dụng để lập trình các cảm biến và phần cứng trong thiết bị biên có thể kết nối một cách độc lập với Internet.

Ứng dụng của Java

Là một ngôn ngữ lập trình có rất nhiều lợi thế và nhận được nhiều sự “ưu ái”, Java được ứng dụng rộng rãi trên rất nhiều nền tảng khác nhau như:

1. Các ứng dụng Android

2. Ứng dụng máy chủ dùng cho dịch vụ tài chính

3. Các ứng dụng web Java

4. Các công cụ phần mềm

5. Các ứng dụng thương mại

6. Các ứng dụng J2ME

7. Không gian nhúng

8. Các công nghệ Big Data

9. Trong lĩnh vực giao dịch chứng khoán

10. Các ứng dụng khoa học

Để biết được cụ thể hơn về tính ứng dụng của Java, hãy tìm hiểu thêm trong bài viết “Java là gì? Những điều cần biết về Java (Phần 2)”

Cảm ơn các bạn đã theo dõi những chia sẻ của kênh Học Java, mong rằng những thông tin mình mang lại sẽ giúp ích được cho những bạn sắp hoặc đang có ý định tìm hiểu về ngôn ngữ Java nói chung và ngành CNTT nói riêng. Cùng đón đọc những bài viết hữu ích khác trên kênh Học Java nhé! 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tài liệu + Khóa học lập trình FREE
Tài liệu + Khóa học lập trình FREE

DMCA.com Protection Status