ngon-ngu-lap-trinh-java

Java là gì? Tại sao nên chọn Java?

Mặc dù mới xuất hiện gần đây, Java đã có một tầm quan trọng đặc biệt và được coi là ngôn ngữ của tương lai trước bối cảnh bùng nổ của mạng toàn cầu Internet. Trong xu thế hiện nay, người ta quan tâm và nói nhiều đến Java, bản thân PC World VN cũng không ít lần đề cập tới vấn đề này, điển hình là loạt bài “Java cho mọi người” đã đăng trên các số tạp chí từ 3/1997 đến 2/1998.

Ngôn ngữ Java là gì?

Java là ngôn ngữ lập trình bậc cao, được phát triển bởi Sun Microsystems, do James Gosling khởi xướng và phát hành vào năm 1995 như là một thành phần cốt lõi của nền tảng Java của Sun Microsystems (Java 1.0 [J2SE]). Java chạy trên rất nhiều nền tảng khác nhau, như Windows, Mac và các phiên bản khác nhau của UNIX.

LUYỆN THI CHỨNG CHỈ OCA

Phiên bản mới nhất của Java Standard Edition Java SE 8. Với sự tiến bộ của Java và sự phổ biến rộng rãi của nó, nhiều cấu hình đã được xây dựng để phù hợp với những loại nền tảng khác nhau. Ví dụ: J2EE cho các ứng dụng doanh nghiệp, J2ME cho các ứng dụng di động.

Các phiên bản J2 mới được đổi tên thành Java SE, Java EE và Java ME. Java được đảm bảo là có thể Write Once, Run Anywhere (viết 1 lần, chạy ở khắp mọi nơi).

Đặc điểm của Java

  • Hướng đối tượng: Trong Java, mọi thứ đều là Object. Java có thể mở rộng vì nó dựa trên mô hình Object.
  • Nền tảng độc lập: Không giống như nhiều ngôn ngữ lập trình khác (C, C++), khi Java được biên dịch, nó không biên dịch sang một máy tính cụ thể trên nền tảng nào, thay vào đó là những byte code độc lập với nền tảng. Byte code này được phân phối trên web và được thông dịch bằng Virtual Machine (JVM) trên bất cứ nền tảng nào mà nó đang chạy.
  • Đơn giản: Java được thiết kế để dễ học. Nếu bạn hiểu cơ bản về khái niệm lập trình hướng đối tượng Java, thì có thể nắm bắt ngôn ngữ này rất nhanh.
  • Bảo mật: Với tính năng an toàn của Java, nó cho phép phát triển những hệ thống không có virus, giả mạo. Các kỹ thuật xác thực dựa trên mã hóa công khai.
  • Kiến trúc trung lập: Trình biên dịch của Java tạo ra một định dạng file object có kiến trúc trung lập, làm cho code sau khi biên dịch có thể chạy trên nhiều bộ vi xử lý, với sự hiện diện của Java runtime system.
  • Portable: Là kiến trúc trung lập và không phụ thuộc vào việc thực hiện là những đặc điểm chính nhất khi nói về khía cạnh Portable của Java. Trình biên dịch trong Java được viết bằng ANSI C với một ranh giới portable gọn gàng, đó là một subset POSIX (giao diện hệ điều hành linh động). Bạn có thể mang byte code của Java lên bất cứ nền tảng nào.
  • Mạnh mẽ: Java nỗ lực loại trừ những tình huống dễ bị lỗi bằng cách nhấn mạnh chủ yếu là kiểm tra lỗi thời gian biên dịch và kiểm tra runtime.
  • Đa luồng: Với tính năng đa luồng của Java, bạn có thể viết các chương trình có thể thực hiện nhiều tác vụ đồng thời. Tính năng này cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng tương tác có thể chạy trơn tru.
  • Thông dịch: Byte code của Java được dịch trực tiếp tới các nền tảng gốc và nó không được lưu trữ ở bất cứ đâu.
  • Hiệu suất cao: Với việc sử dụng trình biên dịch Just-In-Time, Java cho phép thực thi với hiệu suất cao, nhanh chóng phát hiện, gỡ lỗi.
  • Phân tán: Java được thiết kế cho môi trường phân tán của Internet.
  • Linh động: Java được coi là năng động hơn C hay C++ vì nó được thiết kế để thích nghi với môi trường đang phát triển. Các chương trình Java có thể mang theo một lượng lớn thông tin run-time, được sử dụng để xác minh và giải quyết các truy cập đến đối tượng trong thời gian chạy.

Java được dùng ở đâu?

Các ứng dụng Android

Nếu bạn muốn nhìn thấy nơi Java được sử dụng, bạn sẽ không phải đi đâu xa. Mở một ứng dụng bất kỳ trên 1 điện thoại chạy Android, thực sự chúng đang được viết bằng Java, với API Android của Google, một thứ tương tự như JDK. Vài năm trở lại Android đã được tăng cường nhiều tính năng mạnh rất cần thiết, và ngày nay nhiều lập trình viên Java cũng trở thành nhà phát triển ứng dụng Android. Có điều là Android sử dụng JVM khác và các gói thư viên khác với Java truyền thống, nhưng túm lại này vẫn được viết bằng Java.

Học lập trình java có khó không?

Java được ứng dụng cực kỳ nhiều trong những lĩnh vực tài chính

Nhưng ngân hàng đầu tư lớn như Golman Sachs, Citigroúp, Barclays, Standard Chartered và các ngân hàng khác sử dụng Java để viết những ứng dụng có giao diện người dùng hoặc những dịch vụ chạy nền để thực hiện các giao dịch về tài chính.
Java được sự dụng chủ yếu dứoi dạng các dịch vụ chạy ở phía server, đa phần là không có giao diện người dùng, có nhiệm vụ nhận dữ liệu gửi lên server, xử lý và gửi sang những phần xử lý khác.
Swing cũng khá phổ biến để viết phần mềm cho người giao dịch (trader) nhưng bây giờ thì C# (winform) thường được lựa chọn nhiều hơn cùng với sự thịnh hành của Windows.

Java Web applications

Java cũng rất hay được sử dụng trong Thương mại điện tử và ứng dụng web. Rất nhiều Webservices dạng RESTfull được tạo ra sử dụng Spring MVC, Struts 2.0 và những framework tương tự. Ngay cả Servlet đơn giản, trang JSP hay ứng dụng sử dụng Struts khá phổ biến trên các dự án Chính phủ khác nhau. Nhiều chính phủ, các tổ chức y tế, bảo hiểm, giáo dục, quốc phòng … có ứng dụng web được xây dựng bằng Java.

Phần mềm lập trình

Các IDE: Eclipse, NetBeans là những ứng dụng desktop được dùng nhiều nhất viết bằng Java. Qua thời gian thì Swing không còn là lựa chọn tốt nhất, nhưng những ứng dụng desktop trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và đầu tư vẫn thường sử dụng.
JavaFX là một công nghệ tuyệt với nhưng vẫn khó vượt qua được Winform và hiện nay là Winstore application.

Trading Application

Những ứng dụng giao dịch là một mảng lớn trong công nghiệp tài chính cũng thường sử dụng Java. Murex chẳng hạn, được sử dụng bởi nhiều ngân hàng như là một phần mềm giao diện người dùng có khả năng kết nối tới ngân hàng, được viết bằng Java.

J2ME Apps

IOS Android gần như đã giết chết J2ME. Chỉ có một lượng không nhiều những máy điện thoại đời thấp của Nokia hay samsung có sử dụng J2ME.
J2ME thì chỉ còn phổ biến trên các sản phẩm như đầu phát Blu-ray, Cards hoặc những đàu thu kỹ thuật số.
Một trong những lý do WhatsApp được phổ biến là vì nó được phát triển cả trên J2ME dành cho những máy nokia đời cổ.

Ứng dụng nhúng

Java rất mạnh trong ứng dụng nhúng. Đôi khi những phần mềm điều kiển màn hình, bàn phím, máy giặt, tủ lạnh, điều hòa… được viết băng Java mà chúng ta không để ý. Bạn chỉ cần khoảng 130KB để có thể sử dung công nghệ Java trên các thiết bị phần cứng (thẻ thông minh hoặc các cảm biến). Ban đầu, Java được thiết kết cho các ứng dụng nhúng này. Tư tưởng “Write once – Run Anywhere” – viết 1 lần chạy khắp nơi được Java tích hợp cả vào những thiết bị này. Và có vẻ như những thiết bị này đang đền đáp lại cho Java một chỗ đứng vững chắc.

Big Data technologies

Công nghệ xử lý dữ liệu cực lớn.
Hadoop hay những công nghệ big data cũng sử dụng Java bằng cách này hay cách khác: Apache Hbase, Apache Accumulo, ElasticSearch… Không phải hoàn toàn những công nghệ big data đều làm bằng Java nhưng những công nghệ phát triển nhất hiện nay thì đều từ Java mà phát triển

Ứng dụng giao dịch tân suất cao

Những ứng dụng có lượng dữ liệu vào ra cực lớn, được sử dụng liên tục 24/24, 365/365 ngày được coi là những ứng dụng có tần suất cao. Java có khả năng thực thi bền bỉ, mạnh mẽ và đạt hiệu năng tốc độ gần như C++. Dựa vào lý do nay, Java thường được dùng để viết các hệ thống cần hiệu suất cao, mặc dù hiệu năng thì có thể không bằng với ngôn ngữ máy (C/Assembly…) nhưng đổi lại bạn có tính an toàn, độc lập nền tảng và dễ bảo trì, từ đó tăng hiệu năng chũng của hệ thống.

Những ứng dụng khoa học

Java thường là lựa chọn mặc định cho những ứng dụng mang tính khoa học, bao gồm cả xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Lý do chính là Java chạy ổn định, an toàn, có thể bảo trì tốt, và và đi kèm nhiều công cụ hơn C hay những ngôn ngữ khác

Thời kỳ những năm 90, Java khá phổ biến với Applet (tương tự như Flash). Nhưng qua thời gian, Applet mất đi tính phổ biến của nó, chủ yếu là về những rắc rối bảo mật và hiệu năng. Những ứng dụng Java và Applet trên desktop gần như đã chết. Nhưng Java vẫn là lựa chọn mặc định của nghành công nghiệp tài chính, đầu tư và thương mại điện tử. Và việc học java vẫn có một tương lại sáng phía trước. Java 8 ra đời, đã củng cổ niềm tin rằng nó sẽ tiếp tục cống hiện cho công nghiệp phần mềm nhiều năm về sau nữa.

Kết luận

Có thể nói rằng sự ra đời của Java đánh dấu một cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực Công Nghệ Thông Tin. Cuộc cách mạng này kéo theo một loạt những thay đổi: các ứng dụng dần được thay thế bằng Java, các thế hệ máy tính sử dụng những vi mạch có khả năng hỗ trợ Java,… Làm quen với Java sẽ giúp chúng ta tiếp cận được với những công nghệ mới nhất của Công Nghệ Thông Tin.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tài liệu + Khóa học lập trình FREE
Tài liệu + Khóa học lập trình FREE

DMCA.com Protection Status