product-outsource

Nên làm việc cho các công ty Product hay Outsourcing?

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện nay, ngành công nghệ thông tin (IT) của Việt Nam ngày càng phát triển thần tốc. Song hành với đó là sự ra đời của nhiều các công ty product và outsourcing.

Outsourcing và Product là hai thuật ngữ thường gặp trong nhiều ngành hiện nay, nhưng không phải ai cũng đủ hiểu để lựa chọn tham gia loại công ty phù hợp với khả năng và mục tiêu của mình.

“SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC CÔNG TY OUTSOURCING ĐƯỢC ĐO BẰNG MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG. SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY PRODUCT ĐƯỢC ĐO BẰNG MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÙNG.”

Công ty Product là gì?

Đây là các công ty công nghệ hoạt động theo mô hình tự làm ra sản phẩm, chịu trách nhiệm về sinh tồn của sản phẩm từ việc phát triển, phát hành, kinh doanh và quảng bá tới thu lợi nhuận từ người dùng của chính mình. Mục tiêu của công ty ở loại hình này là phát triển một hay nhiều sản phẩm phục vụ và thỏa mãn được nhu cầu của người dùng (user). 

công ty product là gì

Công ty Outsource là gì?

Một khi bạn đã hiểu “làm outsource là gì”, định nghĩa công ty Outsourcing cũng không còn khó hiểu nữa.

Công ty Outsourcing là công ty được một đơn vị, cá nhân khác thuê để phát triển phần mềm. Mục tiêu cuối cùng của họ chính là các khách hàng (clients). Họ không hề sở hữu các sản phẩm họ làm ra. Đồng thời, họ cũng không cần phải quảng bá để tăng doanh thu sản phẩm.

Công ty Outsource chỉ nhận tiền từ dự án hoặc lương tính theo giờ.

Ưu và nhược điểm khi làm việc tại Công ty Product và Outsourcing

Outsource hay Product, mỗi hình thức đều có những đặc thù riêng.

product vs outsource
Nên làm Outsource hay Product?

Ưu nhược điểm của các công ty Product

Ưu điểm

  • Khi bạn làm việc tại công ty tự sản xuất phần mềm, bạn được phát triển kiến thức chuyên môn trong ngành công nghệ thông tin. Bạn có cơ hội hiểu rõ quy trình làm việc và quản lý một dự án hơn.
  • Những sinh viên mới ra trường khi làm việc tại công ty in-house sẽ được đào tạo từng bước, từ cơ bản cho đến nâng cao.
  • Bạn được tham gia quá trình sản xuất và toàn quyền kiểm soát chất lượng sản phẩm của mình.
  • Công ty product thường phát triển một sản phẩm trong thời gian dài, nên đội ngũ nhân viên thường gắn kết và ổn định bền lâu.

Nhược điểm

  • Bạn sẽ phải chật vật chiến đấu với phát triển công nghệ trong thời gian dài nếu bạn không có đủ và vững kiến thức về chuyên ngành này. Hầu hết, công việc lập trình cần bạn phải có lên kế hoạch chi tiết cẩn thận.
  • Công ty Product thường phụ thuộc kinh tế vào doanh thu sản phẩm nên tài chính khá hạn hẹp.

Ưu nhược điểm của các công ty Outsourcing

Ưu điểm

  • Bạn được thử sức trong nhiều lĩnh vực và ngành trong và ngoài nước khi tham gia vào dự án outsourcing.
  • Công ty Outsourcing mang lại cho bạn nhiều thách thức thú vị và mở rộng được các mối quan hệ.

Nhược điểm

  • Bạn không được nắm toàn quyền kiểm soát chất lượng sản phẩm theo ý mình. Thay vào đó, bạn phải hành động theo yêu cầu của khách hàng.
  • Độ khó của thách thức mà bạn đối mặt sẽ tăng lên gấp đôi khi mà khách hàng của bạn cũng là dân trong ngành IT. Những nhận xét chuyên môn thỉnh thoảng làm bạn phát điên lên một tí.
  • Khi là thành viên của công ty Outsourcing, bạn buộc phải làm quen với việc làm thêm giờ (OT). Đó là chuyện cơm bữa khi bạn phải ở lại công ty làm việc đến tối và cả thứ 7, Chủ Nhật nữa.
  • Việc làm quá sức sẽ rút ngắn đi thời gian nghỉ ngơi của bạn. Đồng thời, nó sẽ ảnh hưởng không ít đến sức khoẻ; đời sống cá nhân.

Vậy, chúng ta nên chọn công ty nào?

Đối với sinh viên mới ra trường thì làm cho cty Outsourcing sẽ tốt hơn là công ty Product vì :

  1. Sinh viên thì chưa có kinh nghiệm coding tốt và teamwork tốt. Làm việc ở trong môi trường Outsourcing sẽ đào tạo được cho bạn cái này tốt hơn công ty production.
  2. Thông thường trong các công ty production. Số lượng developer không cao vì vậy cơ hội học những kiến thức high tech ở môi trường này là không nhiều.
  3. Trong công ty production đòi hỏi soft skill cao như khả năng thuyết trình, thuyết phục … . Soft skill không phải chỉ đơn giản học vài lớp là xong. Mà cần phải có thời gian va chạm nhiều để rút ra kinh nghiệm.
  4. Làm việc cho những công ty Outsoucring sẽ không chán đối với sinh viên mới ra trường. Vì liên tục cập nhật kiến thức mới và có nhiều đàn anh để học hỏi, trau dồi thêm kiến thức mới.
  5. Thách thức với các bạn sinh viên muốn làm việc trong lĩnh vực IT Outsourcing chính là trình độ ngoại ngữ. Hầu hết các công ty IT thuộc lĩnh vực outsourcing thường xuyên phải làm việc gia công cho khách hàng nước ngoài. Vì vậy, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật là vô cùng cần thiết.
  6. Trong môi trường Product sẽ nhẹ nhàng hơn môi trường Outsource nhưng các bạn sẽ chỉ được thành thạo với những công nghệ mà dự án công ty đó sử dụng. Ngoài ra, mặc dù những công ty Product nhẹ nhàng hơn do tập trung với một dự án, một sản phẩm duy nhất. Nhưng cũng đòi hỏi ở các bạn sự kiên nhẫn và sự cẩn thận khi làm việc để đạt được hiệu suất tốt nhất.

Việc lựa chọn môi trường làm việc product hay outsource đều phụ thuộc vào sở thích, mong muốn và mục tiêu phát triển bản thân của bạn.

Nguồn video: Phạm Huy Hoàng

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tài liệu + Khóa học lập trình FREE
Tài liệu + Khóa học lập trình FREE

DMCA.com Protection Status