xu-huong-cong-nghe-2022

Xu hướng phát triển phần mềm hiện nay

Vài năm trở lại đây, công nghệ bùng nổ đã tạo ra những thay đổi lớn trong cuộc sống của con người. Tiếp nối năm cũ, sau đây là những công nghệ được dự đoán là có sức ảnh hưởng lớn nhất trong năm 2022.

Internet và kết nối liên mạng

IoT (Internet vạn vật) khiến mạng Internet trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống con người. Từ đó, các yếu tố này góp phần phát triển các nghiên cứu hay nền kinh tế Internet trong tương lai.

Hiện nay, 5G đang ở giai đoạn sơ khai nhưng các doanh nghiệp hiện nay đã tập trung nghiên cứu công nghệ 6G. Đến cuối năm 2022, Trung Quốc sẽ đủ khả năng phóng một vệ tinh để thử nghiệm đường truyền tín hiệu terahertz. Thử nghiệm này sẽ có sự tham gia của hai thương hiệu nổi tiếng là Huawei và ZTE. Trong cùng năm 2018, Mỹ cũng đã hợp tác với Uỷ ban Truyền thông Liên bang (FCC) để bắt đầu nghiên cứu về công nghệ này nhằm mục đích thử nghiệm mức phổ tần số cao hơn. 

Liên minh Next G bao gồm các thương hiệu nổi tiếng như Apple, AT&T và Google được thành lập vào năm 2020 nhằm nghiên cứu về công nghệ 6G. Ngoài ra, các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản,… đã bắt tay vào việc phát triển công nghệ này một cách nghiêm túc. Như vậy, công nghệ 6G được kỳ vọng sẽ có nhiều bước đột phá hoàn toàn mới trong năm 2022.

Điện toán hiệu năng cao (HPC) sẽ trở thành công nghệ chủ đạo

Với sự phát triển mạnh mẽ của nghiên cứu dựa trên Big Data hay Điện toán đám mây, điện toán hiệu năng cao chắc chắn sẽ được nhiều doanh nghiệp quan tâm trong năm 2022.

Chúng ta đã thấy những phát minh bùng nổ trong lĩnh vực máy tính lượng tử bởi những doanh nghiệp nổi tiếng như Google, IBM, Microsoft, Amazon hay Alibaba. Các công ty khởi nghiệp như Rigetti Computing, D-Wave Systems, ColdQuanta, 1QBit, Zapata Computing và QC cũng đã trở thành kỳ lân của ngành về công nghệ cũng như tốc phát triển của họ.

Bởi nhu cầu sử dụng một bộ máy lớn hơn hỗ trợ việc nghiên cứu đang tăng cao, điện toán lượng tử sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2022. Chúng ta sẽ có thể thấy được các thành tích nổi bật hơn về nghiên cứu qubit (bit lượng tử) trong đầu năm mới này. Thương mại trong điện toán lượng tử sẽ sớm nằm trong tầm tay và chúng ta sẽ sớm thấy những ứng dụng của công nghệ đời sống nhanh hơn.

Trí tuệ nhân tạo, Phân tích Big Data và Điện toán đám mâ

AI đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Từ những cải tiến về mặt cá nhân hoá, xếp hạng từ khóa tìm kiếm, giới thiệu sản phẩm, hiểu và điều khiển các thiết bị đến xây dựng mô hình tự động hoá tốt hơn, có thể thấy rằng, trí tuệ nhân tạo đang ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta.

Có rất nhiều tổ chức đang sử dụng phân tích dự báo để dự đoán các xu hướng trong tương lai. Theo một nghiên cứu của Facts & Factors, thị trường phân tích và dự báo toàn cầu đang tăng trưởng với mức 24.5%/năm và sẽ đạt 22.1 tỷ USD vào cuối năm 2026.

Tương tự với điện toán đám mây, năm 2022, khối lượng dữ liệu mà hệ thống này phải xử lý sẽ nhiều hơn trước. Đồng thời, IoT chắc chắn sẽ là yếu tố thúc đẩy điện toán đám mây phát triển mạnh mẽ hơn. Theo Gartner, phí dịch vụ điện toán đám mây trên toàn cầu sẽ tăng từ 314 tỷ USD (2020) đến 482 tỷ USD vào năm 2022.

Bảo mật và an ninh mạng được đặt lên hàng đầu

Khi chuyển đổi số ngày càng trở nên phổ biến, việc các doanh nghiệp và cá nhân bị tấn công mạng đang ngày một diễn ra nhiều hơn trên toàn cầu. Trong năm 2022, các cuộc phá hoại an ninh mạng có thể sẽ xảy ra ở quy mô lớn hơn trên tất cả các ngành lĩnh vực khác nhau.

Ứng dụng AI sẽ giúp tạo ra các giao thức an ninh mạng mạnh mẽ. Ngoài ra, sử dụng công nghệ AI còn giúp hệ thống an ninh mạng phát hiện các rủi ro và học được các hành vi vi phạm của tội phạm công nghệ cao, từ đó ngăn chặn các cuộc tấn công vào hệ thống dữ liệu trong tương lai. Hơn nữa, AI cũng góp phần tối ưu thời gian xử lý các công việc mang tính lặp lại của chuyên viên an ninh mạng.

Metaverse sẽ toả sáng trong năm 2022

Metaverse (vũ trụ ảo) là một vũ trụ số hoá liên kết các khía cạnh của mạng xã hội, game online, thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR), và tiền điện tử để cho phép người dùng có thể tương tác thông qua thực tế ảo. Nói ngắn gọn hơn, Metaverse liên quan đến tất cả những gì ở trên Internet, bao gồm tất cả các dịch vụ thực tế tăng cường (AR). Đây chính là không gian ảo, nơi mà người dùng có thể truy cập tới tất cả các loại dịch vụ giải trí, dự án hay thậm chí là làm việc ngay trong vũ trụ này.

Metaverse trong tương lai chắc chắn sẽ trở nên phong phú hơn, phổ biến trên toàn thế giới và có thể sử dụng miễn phí. Vũ trụ ảo này sẽ tập trung vào các hoạt động số hoá như giải trí, kết nối cộng đồng, làm việc trực tuyến hay thay đổi các hành vi của con người trên quy mô lớn. Metaverse cũng sẽ tạo ra một hệ sinh thái dành cho các lập trình viên, phần mềm, quảng cáo và nhiều phát minh mới giúp việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ một cách đơn giản hơn. Khả năng thanh toán trực tuyến và truy cập các ứng dụng khác của Wechat cũng đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn ban đầu của Metaverse.

Hệ sinh thái Metaverse phát triển trong tương lai sẽ tác động trực tiếp đến nhiều doanh nghiệp công nghệ ở các lĩnh vực khác nhau bao gồm trò chơi, phụ kiện trang sức, VR và AR, các nền tảng hoạt động nhóm (Canva, Slack), các sản phẩm công nghệ (kính thực tế tăng cường hay loa thông minh), mạng xã hội, công nghệ giáo dục, công nghệ y tế, công nghệ truyền thông (Zoom), tiền điện tử, và nhiều lĩnh vực khác.

Sự bùng nổ của nền tảng NFT

NFT (Non-fungible Token hay tài sản không thể thay thế) là một sản phẩm số thể hiện qua code và dữ liệu để xác minh chủ sở hữu của sản phẩm đó. Các tài sản này có thể hiện dưới dạng online như bất động sản số trong thế giới ảo hoặc các sản phẩm trong trò chơi điện tử. Tuy nhiên, các tài sản này cũng có có thể là thật như một mảnh đất, một bức tranh, hay một vé tham gia biểu diễn nào đó. 

NFT cũng có thể là sự kết hợp giữa online và offline như quyền quyết định ai có thể thuê chỗ làm việc trong văn phòng coworking. Tất cả những đồ vật độc nhất vô nhị như thẻ cầu thủ bóng chày, quả bóng đầu tiên của Ronaldo, một chiếc xe cổ hay một mảnh đất nhỏ ở trung tâm London đều có thể định dạng là NFT.

Năm 2022 sẽ là dấu mốc hoàn toàn mới trong lịch sử, thời điểm mà các xu hướng kết hợp lại để tạo ra một thế giới mới với sự thống trị của NFT so với hình thức sưu tập truyền thống.

Chế tạo Robot sẽ thịnh hành hơn trước

Việc ứng dụng công nghệ robot vào các lĩnh vực đời sống và sản xuất như chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, công nghiệp ô tô, kho vận, và quản lý chuỗi cung ứng sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2022. . Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ được chứng kiến nhiều ứng dụng robot tự động hoá trong các ngành, lĩnh vực khác nữa.

RPA (Tự động hóa quy trình bằng robot) đã giúp lược bỏ các hoạt động phải lặp đi lặp lại liên tục, từ đó, tối ưu hoá các hoạt động kinh doanh sản xuất. RPA sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022 và trở thành một tiêu chuẩn về công nghệ được ứng dụng trong các doanh nghiệp. 

Sự cấp thiết trong việc nghiên cứu năng lượng tái tạo

Trong đại dịch Covid, đây là ngành năng lượng duy nhất chứng kiến sự tăng  năm 2020, báo cáo còn dự đoán sự tăng trưởng này sẽ còn tiếp tục trong năm 2022. Do loại năng lượng tái tạo này có chi phí tiết kiệm hơn so với các loại năng lượng khác, cho nên việc áp dụng năng lượng xanh vào đời sống trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa, các công nghệ năng lượng mới như phản ứng hạt nhân tổng hợp, nhiên liệu sinh học hay hydro lỏng có lẽ sẽ mất nhiều thời gian hơn để áp dụng vào đời sống thường ngày. 

Năm 2022 này sẽ là năm có nhiều thành tích mới trong việc phát triển nghiên cứu năng lượng tái tạo như sự tăng trưởng mạnh mẽ trong việc phát triển và sử dụng năng lượng gió hay năng lượng mặt trời. Công nghệ pin cũng đang đóng vai trò lớn hơn trong thời điểm hiện tại kể từ khi nhu cầu sử dụng pin tái tạo tăng cao.

Xu hướng ứng dụng công nghệ blockchain

Blockchain là một hệ thống sổ cái cho phép các công ty có thể theo dõi, giám sát các giao dịch và hợp tác kinh doanh với các đối tác chưa được xác minh mà không cần tới sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính. Công nghệ này giúp làm giảm các vấn đề khi kinh doanh, đồng thời đem lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp như liên kết mạng lưới dữ liệu của doanh nghiệp, tính công khai, minh bạch, bảo mật, không thể sửa đổi và phi tập trung.

Nhờ những lợi ích trên, ứng dụng blockchain trong doanh nghiệp đã trở nên phổ biến và sẽ tiếp tục can thiệp sâu vào nhiều lĩnh vực hơn nữa trong tương lai từ trò chơi điện tử, bộ máy chính phủ đến tài chính nói chung. Theo International Data Corporation (IDC), các doanh nghiệp đã chi gần 6,6 tỷ USD vào các giải pháp blockchain trong năm 2021, tức tăng trưởng 50% so với năm 2020. Con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng đến 15 tỷ USD vào năm 2024. Với sự phát triển vượt bậc của NFT và Metaverse, Blockchain chắc chắn sẽ trở thành một công nghệ đóng vai trò quan trọng trong năm 2022.

Xu hướng ứng dụng công nghệ trong Khoa học và Đời sống

Lĩnh vực Khoa học và Đời sống có rất nhiều nhánh nhỏ khác nhau bao gồm: Dược phẩm, Công nghệ sinh học, Khoa học môi trường, Y sinh, Thực phẩm chức năng, Khoa học thần kinh, Sinh học tế bào và Lý sinh học. Các ngành này chính là một trong những lĩnh vực phát triển nhất năm 2021 bởi các nước trên thế giới đều tập trung vào việc đầu tư công nghệ vắc-xin mRNA nhằm ngăn ngừa sự lan rộng của Covid-19.

Pfizer-BioNTech và Moderna chính là hai ví dụ điển hình về việc ứng dụng công nghệ mRNA trong việc chế tạo vắc-xin. Hoặc thuốc chữa Covid của Merck cũng là một bằng chứng cho việc lĩnh vực Khoa học và Đời sống đang ngày càng phát triển mạnh.

Kết luận

Năm 2022, chúng ta sẽ thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong việc ứng dụng các công nghệ trên cũng như nhiều công nghệ tiên tiến khác vào hoạt động của doanh nghiệp sau đại dịch Covid19. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp, công ty khởi nghiệp và nhà đầu tư tận dụng tối đa các xu hướng công nghệ trong kinh doanh để phát triển.

Nguồn video: MEEY LAND

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tài liệu + Khóa học lập trình FREE
Tài liệu + Khóa học lập trình FREE

DMCA.com Protection Status