framwork-java

Java đã và đang là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất, trong tương lai gần, có rất ít cơ hội cho các ngôn ngữ khác có thể thay thế Java, ít nhất là trong năm 2019. Những thông tin về framework luôn luôn là mối quan tâm lớn của các IT Developer, Lập trình viên, IT Engineer đặc biệt các bạn làm Kỹ sư Back-end/ Back-end Engineer thì càng không thể bỏ qua.

1. Spring MVC – Model View Controller

What is MVC? Model View Controller - DevOpsSchool.com

Spring MVC là một trong những Java Web Frameworks lâu đời nhất, nhưng như người ta nói: Old but Gold. Đến nay, nó vẫn được tận dụng và không ngừng biến đổi, phát triển thêm nhiều thay đổi cùng Java.

Đối với các software engineers, nó cung cấp một bộ toolkit tuyệt vời để phát triển web app và định hình chúng, cũng như phát triển các feature bảo mật đi kèm. Đây là một Web Framework thật sự rộng lớn giúp bạn có thể hoàn thiện bất kỳ task hoặc project tiềm năng nào bạn muốn.

Nhờ có tính đơn thể (modularity) của mình mà các tool sẽ giúp bạn viết được nhiều code sạch và dễ tiếp cận. Ngoài ra còn có một khối lượng lớn tài liệu, và cộng đồng active giúp bạn nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về cách làm cái gì hoặc cách thức hoạt động của một thứ nào đó.

Điểm trừ lớn nhất – có thể là duy nhất – đó là sự phức tạp của nó và nếu bạn mới nhập môn Java Web Development, đây sẽ không phải là sự lựa chọn đúng đắn nhất vì nó yêu cầu nhiều kinh nghiệm và kiến thức trước đó.

Ưu điểm:

  • Nguồn tư liệu đỉnh.
  • Cộng đồng active rất hữu ích.
  • Bộ Toolkit lớn đa dạng cho bất kì project nào.
  • Cho phép bạn viết code sạch và dễ truy cập.

Nhược điểm:

  • Phải học rất nhiều thứ trong thời gian ngắn.
  • Yêu cầu đã có nền tảng kiến thức trước đó.

HỌC SPRING MVC

2. Grails

The Grails Framework (@grailsframework) | Twitter

Grail là một framework cơ động, được dựa trên ngôn ngữ lập trình Groovy JVM. Nó hoạt động tốt với các công nghệ Java, bao gồm Java EE containers, Spring SiteMesh, Quartz, và Hibernate.

Framework phát triển web mã nguồn web mở khá là phổ biến trong giới lập trình viên Java vì nó hỗ trợ Java Bean và EJB. Bởi vậy, nó không yêu cầu cấu hình XML và vì thế nên các lập trình viên có thể nhanh chóng thúc đẩy quá trình phát triển để tạo nên một ứng dụng đồ sộ và có thể mở rộng.

Sử dụng để xây dựng:

  • Hệ thống quản lý nội dung.
  • Website thương mại điện tử.
  • Các dịch vụ web RESTful.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng sử dụng thư viện ánh xạ dữ liệu.
  • GORM đơn giản.
  • Một lớp điều khiển xây dựng trên Spring Boot.
  • Hồ sơ linh hoạt.
  • Thùng code nhúng Tomcat dùng cho việc tải lại.
  • Hệ thống phần bổ sung nâng cao với hằng trăm phần bổ sung.
  • Một cộng đồng luôn sẵn sàng hỗ trợ và trả lời thắc mắc.

Nhược điểm:

  • Ngôn ngữ thu gọn không thể thay đổi và hay gặp lỗi.
  • Không phải là lựa chọn tốt nhất cho ứng dụng nhiều luồng.
  • Cần phải mua IntelliJ Idea, không hỗ trợ các IDE khác.
  • Phải học ngôn ngữ Groovy.
  • Quá trình kết hợp phức tạp.

THAM GIA KHÓA HỌC LẬP TRÌNH

3. Struts

File:Apache Struts 2 logo.svg - Wikimedia Commons

Struts là một framework miễn phí và nguồn mở dùng để tạo các app Java đơn giản. Nó được dùng chủ yếu để tạo nền tảng cho web app, và hoạt động trên pattern “MVC” – Model-View-Controller.

Tuy nhiên, nếu bạn dùng Struts, bạn sẽ thấy rằng framework không linh hoạt lắm và dùng nó đồng nghĩa là bạn cần phải quen với set các quy tắc coding và thiết kế của web app. Điều này sẽ là một điểm trừ rất lớn đối với những ai đã quen với các phương pháp nhất định nào đấy, và Struts lại muốn bạn dùng set quy tắc riêng của họ nữa.

Ưu:

  • Miễn phí và nguồn mở.
  • Nhanh.
  • Dễ test code mới.

Nhược:

  • Nhiều quy tắc.
  • Framework phức tạp.
  • Không linh hoạt lắm.

THAM KHẢO WEBSITE SPRING BOOT

3. Hibernate

hibernate java

Hibernate là một Web Framework rất phổ biến về chất lượng cũng như các option đầy quyền lực của mình. Hiberbnate là một nơi dùng để mapping object-relational, nghĩa là chuyển hoá data giữa hai hệ thống không tương ứng, và để chúng làm việc với nhau thông qua các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng khác. Rõ ràng trong trường hợp này, ngôn ngữ chúng ta nói đến là Java.

Vì thế, bạn có thể dùng Hibernate để làm việc với database đang có, tối ưu hoá code của web app một chút hoặc hơn. Nó cực kì tiện lợi và hữu ích nếu bạn phải làm việc với nhiều database khó sử dụng hoặc không tương thích.

Một trong những lợi ích lớn nhất của Hibernate bên cạnh tốc độ và khả năng làm việc với nhiều data, đó là nó rất dễ scale bất kể phần mềm của bạn lớn hay nhỏ, ít hay nhiều user. Nếu bạn đang thiết kế một mảng phần mềm cho 10 đến 20 người dùng, hay là cho cả trăm nghìn user thì Hibernate là sự lựa chọn hoàn hảo.

Hơn nữa, Hibernate dễ chỉnh sửa và bạn có thể làm mọi thứ với nó. Tuy nhiên, một trong những khuyết điểm lớn nhất của Hibernate chính là việc restart Web Framework rồi quay lại sẽ tốn khá nhiều thời gian và bị chậm; thậm chí nếu lỡ tắt nguồn thì bạn sẽ có nguy cơ bị mất data.

Ưu:

  • Rất mạnh.
  • Dễ dàng chuyển đổi data.
  • Tốc độ cao.
  • Dễ scale.
  • Dễ chỉnh sửa và kiểm soát.

Nhược:

  • Restart chậm.
  • Dễ mất data.

4. GWT – Google Web Toolkit

10 Java Web Framework tốt nhất

Google Web Toolkit đến từ chính công cụ search ưa thích của bạn – Google! Tool nguồn mở này giúp bạn dễ dàng lập trình và điều chỉnh các app Java front-end, dù cho app có phức tạp đến mấy.

Một trong những điểm sáng nhất của Google Web Toolkit, rõ ràng, là nó được Google phát triển nên, đồng nghĩa rằng nó được nhiều hỗ trợ, nhiều tài liệu, và đem lại cảm giác chuyên nghiệp trong suốt quá trình.

Tool này khá dễ học, và bạn có thể dùng nó cho các app front-end, cũng như tạo ra các responsive web app đỉnh cao cân bằng cả hai hệ thống của server và client. Bên cạnh đó, Google Web Toolkit cũng sẽ hỗ trợ toàn lực cho bạn thống nhất sự đa năng này.

Một trong những vấn đề lớn nhất của Google Web Toolkit đó là nó có quá nhiều phiên bản mới update, và không cái nào giống cái nào cả. Các version có các giao diện và tool mà bạn sẽ thấy cần thiết, trong khi phiên bản ổn định nhất của Google Web Toolkit lại thiếu các tool này. Một vấn đề khác nữa đó là phần mềm compile của Google Web Toolkit khá chậm và nó có thể làm nhiều người khó chịu.

Ưu:

  • Dễ sử dụng.
  • Dễ truy cập.
  • Phát triển được nhiều Responsive Application.
  • Cân bằng độ Load của hệ thống Server và Client.
  • Nguồn tài liệu ưu tú.

Nhược:

  • Liên tục ra version mới.
  • Compiling chậm.

6. JSF – JavaServer Faces

java-framework

JavaServer Faces được Oracle hỗ trợ và do đó, nó đi kèm với các tài liệu rất chuyên sâu. Bạn có thể sử dụng Java Framework này cho bất kì sản phẩm nào viết bằng ngôn ngữ Java.

Thật không may, đây không phải là Java Framework dễ sử dụng nhất, và cũng không phải là nhanh nhất. Tuy nhiên, lợi ích lớn của JavaServer Faces là kho tài liệu tuyệt vời mà Oracle đã cung cấp.

Điều này đóng góp một phần quan trọng trong Java EE – Phiên bản doanh nghiệp của Java – và nếu bạn sử dụng IDE thì sẽ rất tiện lợi vì nó được tích hợp vào các môi trường đó.

Ưu điểm:

  • Được hỗ trợ bởi Oracle.
  • Thư viện phong phú.
  • Thuận tiện nếu bạn sử dụng IDE.
  • Nhiều tool.

Nhược điểm:

  • Hơi phức tạp.
  • Cần kinh nghiệm lập trình với trình độ cao.

6. Vaadin

java-framework

Vaadin là một mã nguồn mở, được tạo ra bởi Apache Software Foundation, một công ty chuyên sáng tạo các công cụ cho các ngôn ngữ lập trình như Java, C ++. Do đó, đây là một Java framework rất mạnh mẽ, hữu ích mà bạn có thể dùng ngay.

Vaadin rất hữu cho lập trình các ứng dụng web và thiên về phía server hơn là client, trái ngược với các giải pháp truyền thống với Java và JavaScript. Tất cả điều này có nghĩa là bạn có thể tạo giao diện web đẹp và có tính tương tác cao. Bạn có thể mở rộng framework Vaadin bằng Google Web Tools, cũng như với Ajax và các kỹ thuật, phương pháp của nó. Điều khiến Vaadin khác biệt so với hầu hết các Java framework là UI do tính đơn giản và dễ sử dụng của nó, giúp bạn hoàn thành công việc nhanh hơn.

Thật không may, framework này rất dễ làm toàn bộ code của bạn trở nên cực kỳ lớn và phức tạp.

Ưu điểm:

  • Nhiều plug-in.
  • Được hỗ trợ bởi Apache.
  • Tài liệu nhiều.
  • Rất nhiều hỗ trợ trên các diễn đàn.
  • Cho phép bạn tạo các giao diện đẹp và tương tác.
  • Có thể sử dụng Google Web Tools và Ajax.

Nhược điểm:

  • Code trở nên quá dài và phức tạp.

7. Vert.X

java-framework

Vert.X là một web framework hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, nhưng ngôn ngữ được tối ưu hóa nhất là Java. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng Ruby, Ceylon, Groovy hoặc JavaScript, thì cũng có thể dùng Vert.X. Các thành phần của Vert.X đều là module, cho phép bạn sử dụng những thứ bạn muốn để viết ứng dụng web và loại bỏ phần còn lại.

Vert.X là thư viện nên bạn có thể áp dụng các công cụ và thành phần từ các thư viện khác vào các ứng dụng web nào bạn đang xây dựng.

Một trong những điều tuyệt vời về Vert.X – ngoài tính linh hoạt và chức năng của nó – là bạn có thể dễ dàng thiết lập, sử dụng các thành phần và thư viện mà bạn muốn.

Vert.X chạy trên JVM (Java Virtual Machine) và nó cho phép bạn kiểm thử code của mình để mở rộng quy mô. Đây là điều cần lưu ý, đặc biệt là nếu bạn cũng cần nhiều component mà các Framework khác không cung cấp hoặc khó làm.

Khả năng mở rộng cũng là một trong những thế mạnh của Vert.X, với điều kiện là tỷ lệ không quá lớn, nếu không, bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng thiết lập
  • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ
  • Có thể dùng những thành phần bạn thích, loại bỏ phần còn lại
  • Bạn có thể sử dụng bất kỳ thư viện nào bạn muốn

Nhược điểm:

  • Khó mở rộng lên các hệ thống lớn hơn

8. Play

java-framework

Play là một Web Framework rất đơn giản và dễ sử dụng, cho phép bạn thực hiện các thay đổi nhanh chóng và dễ dàng nhất có thể với ít thao tác nhất.

UI của Play đơn giản và rất dễ sử dụng, cùng với nhiều tính năng được tạo ra để sử dụng lượng tài nguyên của bạn – CPU, RAM – cho phép bạn dễ dàng tối ưu phần mềm bạn đang viết. Nó được thiết kế cho các cà Web lẫn Mobile Developer.

Play được xây dựng trên bộ công cụ Akka, là bộ công cụ nguồn mở rất phổ biến chạy trên Java Virtual Machine và được trang bị các tính năng, công cụ cơ bản tương tự, nhưng theo cách thân thiện hơn với người dùng, cho phép bạn dễ dàng lập trình, thiết kế và kiểm thử, đồng thời duy trì quy trình làm việc hiệu quả và thống nhất. Nhiều Developer yêu thích Play vì nó thực sự cải thiện năng suất của họ đáng kể, nhờ tính đơn giản và dễ sử dụng.

Ưu điểm:

  • Cải thiện năng suất rất nhiều
  • Quy trình làm việc dễ dàng
  • Công cụ linh hoạt
  • Quản lý tài nguyên tuyệt vời
  • Phần mềm dễ dàng chia tỷ lệ
  •  

Nhược điểm:

  • Ít cải tiến

9. Grails

Grails là một Web Framework rất linh hoạt, được sử dụng trong Java Virtual Machine và được trang bị nhiều công cụ mạnh mẽ như lập trình bất đồng bộ, cùng với các ngôn ngữ runtime và domain cụ thể.

Một trong những ưu điểm của Grails là nó hoạt động được trên mọi quy mô dự án và có rất nhiều plugin cho phép dự án được thực hiện trơn tru và nhanh chóng, cũng như kiểm thử dễ dàng.

Nếu bạn làm theo tài liệu của Grails, thì việc thiết lập sẽ cực kỳ đơn giản và bạn sẽ hoàn thành sản phẩm trong thời gian ngắn. Điều này khiến Grails trở thành một trong những web framework dễ dàng sử dụng nhất. Nó cũng hỗ trợ nhiều IDE khác nhau, chẳng hạn như Eclipse và Textmate, hai tùy chọn rất phổ biến với Java Developer.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng thiết lập
  • Hơn 900 plugin
  • Tài liệu tuyệt vời
  • Dễ sử dụng
  • Hoạt động cho mọi quy mô của dự án

Nhược điểm:

  • Bắt buộc sử dụng ngôn ngữ Runtime (Microsoft .NET)

WEBSITE JAVA

10. Wicket

java-framework

Wicket – còn được gọi là “Apache Wicket” nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ từ
Apache Software Foundation, là một Java framework nhẹ để thiết kế các ứng dụng web đơn giản và đẹp. Framework này là mã nguồn mở, phía server-side và tất cả đều được xây dựng bằng ngôn ngữ Java, giúp mọi thứ dễ dàng hơn cho bạn khi muốn thay đổi.

Bạn có thể dễ dàng tích hợp framework này với HTML, tạo ra các trang HTML đơn giản và đẹp, được rất nhiều Web Developer yêu thích. Wicket cũng rất mạnh mẽ và tiện lợi trong testing. Không chỉ vậy, thay vì phải mở trình duyệt và kiểm tra toàn bộ trang, bạn có thể sử dụng Wicket để kiểm tra các thành phần cụ thể mà bạn đang xây dựng.

Nhược điểm duy nhất với Wicket là quá trình lập trình có thể gây nhầm lẫn do sự phức tạp của nó. Nhưng nếu bạn không sao với điều đó, thì Wicket là một trong những Java framework hay nhất.

Ưu điểm:

  • Hỗ trợ Java và HTML
  • Dễ duy trì
  • Dễ dàng kiểm tra các thành phần cụ thể trong code của bạn
  • Tạo giao diện đơn giản và đẹp
  • Rất nhiều hỗ trợ và tài liệu

Nhược điểm:

  • Quá trình lập trình phức tạp
  • Khá khó học

Trên đây là những Framework tốt dành cho Java, các bạn thấy sao? Hãy comment phía dưới nhé.

Happy learning!!!

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published.