Phương thức được sử dụng để tổ chức và tái sử dụng lại mã lệnh, làm cho mã lệnh trở nên đơn giản hơn.
Giả sử bạn cần tìm tổng các số nguyên từ 1 đến 10, từ 20 đến 37, và từ 35 đến 49. Bạn có thể viết mã như sau:
int sum = 0; for (int i = 1; i <= 10; i++) sum += i; System.out.println("Sum from 1 to 10 is " + sum);
sum = 0; for (int i = 20; i <= 37; i++) sum += i; System.out.println("Sum from 20 to 37 is " + sum); sum = 0; for (int i = 35; i <= 49; i++) sum += i; System.out.println("Sum from 35 to 49 is " + sum);
Nhìn đoạn mã trên ta thấy rằng việc tính tổng các số từ 1 đến 10, từ 20 đến 37 và từ 35 đến 49 là giống nhau, chỉ khác nhau giá trị đưa vào cho số nguyên đầu tiên và số nguyên cuối cùng. Việc này sẽ tốt hơn nếu chúng ta viết mã tính toán một lần và tái sử dụng lại. Chúng ta có thể làm vậy bằng cách tạo ra một phương thức và gọi nó.
Đoạn mã trên có thể được đơn giản như sau:
public static int sum(int i1, int i2) { int result = 0; for (int i = i1; i <= i2; i++) result += i; return result; } public static void main(String[] args) { System.out.println("Sum from 1 to 10 is " + sum(1, 10)); System.out.println("Sum from 20 to 37 is " + sum(20, 37)); System.out.println("Sum from 35 to 49 is " + sum(35, 49)); }
Dòng từ 1 đến 7 định nghĩa phương thức sum với 2 tham số truyền vào là i1 và i2. Từ dòng 20 đến 37 gọi phương thức sum(1, 10) để tính tổng các số từ 1 đến 10, sum(20, 37) để tính tổng các số từ 20 đến 37, và sum(35, 49) để tính tổng các số từ 35 đến 49.
Phương thức là tập các câu lệnh được nhóm lại với nhau để thực hiện một thao tác. Chúng ta đã sử dụng một số phương thức như System.out.println(), System.exit(), Math.pow() và Math.random(). Các phương thức này được định nghĩa trong thư viện Java. Trong phần hướng dẫn tiếp chúng ta sẽ học cách tự tạo ra phương thức và sử dụng nó.