Coder kiếm tiền từ viết lách như thế nào?

Bạn đã bao giờ tự hỏi: Tại sao một công việc viết lách nghe có vẻ nhàm chán và mất thời gian nhưng người ta lại dày công nuôi dưỡng đến thế chưa? Tạo blog để làm gì vậy ta?

Viết blog để làm gì?

Blog là nhật ký cá nhân trên nền web, người viết blog là blogger. Người ta viết blog vì nhiều lí do và mục đích chung quy lại là để:

  • Chia sẻ kinh nghiệm làm việc, trải nghiệm cá nhân
  • Định vị thương hiệu cá nhân
  • Kiếm tiền (Nhuận bút viết bài không phải phần mình đề cập ở đây mà là kiếm được tiền từ quảng cáo, hoặc tiếp cận được với nhà tuyển dụng, cơ hội nghề nghiệp …)

Suy cho cùng, mục đích cuối cùng của việc viết blog là để định vị bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân đương nhiên nó là một hành trình dài nhưng khi có kết quả chắc chắn sẽ rất ngọt ngào.

Vậy làm thế nào để tạo và duy trì kênh blog của mình?

1. Forming 1 kênh blog

Cách dễ: Tạo một trang web của mình. Hiện tại có rất nhiều nền tảng cung cấp cho bạn trang web free để viết blog. Ví dụ như wordpress.com hay blogger.com. Các trang web này đều cung cấp các dịch vụ miễn phí và trả phí.

Các bạn có thể google search “Cách tạo blog cá nhân với wordpress” chẳng hạn, sẽ có các hướng dẫn vô cùng chi tiết cho các bạn muốn bắt đầu.

Cách dễ hơn: Chọn 1 nền tảng có cung cấp tính năng viết bài để tạo một channel riêng cho mình, ví dụ tiếng Việt thì có Codelearn.io, Viblo.asia, kipalog.com hoặc các nền tảng khác như Medium.com, Hackernoon,…

Thông thường, một blogger sẽ có lựa chọn thông minh là kết hợp cả 2 kênh này lại. Tức là tạo 1 webpage của riêng mình, rồi tạo các tài khoản chính chủ trên các nền tảng có lượt truy cập và tương tác tốt để viết bài tạo backlink cho web chính. Cụ thể mình sẽ nói ở phần 4.

2. Định hướng nội dung

Sau khi xác định được kênh viết bài chính của mình rồi thì đến phần định hướng nội dung. Bản chất của viết blog là chia sẻ góc nhìn và trải nghiệm cá nhân của mình trong công việc cũng như mọi lĩnh vực trong cuộc sống.

Thông thường, đối với dân công nghệ viết blog thường sẽ phân chia các danh mục gồm: Công việc, Cuộc sống và Tản mạn

Công việc gồm các danh mục chính như

  • Kinh nghiệm xin việc
  • Kinh nghiệm phỏng vấn
  • Kinh nghiệm làm việc 
  • Hướng dẫn (làm một project hay học một kỹ năng gì đó)
  • Review về một sản phẩm công nghệ

Cuộc sống thì bao gồm rất nhiều mặt, ví dụ:

  • Quản lý chi tiêu 
  • Đầu tư tài chính
  • Tình yêu
  • Review sách

Mục tản mạn: viết trên trời dưới biển, viết cho bản thân.

Tóm lại, nội dung là thứ bạn sáng tạo, các bài viết tập trung vào chia sẻ thực về những điều đang thực sự làm và trải nghiệm dưới góc nhìn của mình.

3. Viết đều đặn

Một sai lầm phổ biến khi blog của bạn không có tương tác cao hoặc nhiều lượt truy cập đó là ít nội dung hoặc lên bài không đều đặn. Lí do ở đây là bạn thường xuyên bận rộn với công việc, có thời gian thì cần phải nghỉ ngơi, giải trí. Việc viết lách vô cùng tốn thời gian, viết cũng được không viết cũng không ảnh hưởng đến ai.

Lời khuyên là, bạn cần có sự cam kết với bản thân mình viết tối thiểu 3 bài/tuần, việc viết bài đều đặn sẽ duy trì cho bạn một thói quen tốt, lượng độc giả từ đó sẽ theo dõi thường xuyên.

Lưu ý nữa là, ý tưởng không phải lúc nào cũng đến khi bạn đang ngồi máy tính, nên hãy note lại những ý tưởng vào sổ hoặc điện thoại hay đơn giản chỉ là những câu chuyện bạn bắt gặp. Nó sẽ là nguyên liệu để khi bắt đầu ngồi viết lách, bạn có thể xào nấu như một đầu bếp chuyên nghiệp.

4. Thu hút tương tác.

  • Cần có hiểu biết về SEO (title bài viết không quá 65 ký tự, meta description không quá 155 ký tự, schema cho web, tag, hình ảnh,…)
  • Tìm hiểu cách sử dụng Google Analytics để phân tích các chỉ số về lượt truy cập, tỉ lệ thoát,…
  • Chia sẻ bài viết lên mạng xã hội, các hội nhóm có liên quan
  • Xem các bình luận và phản hồi bình luận để cải tiến nội dung
  • Backlink: Cuối cùng và dễ dàng nhất là backlink ở các trang uy tín. Bạn nên tạo các channel của mình trên các trang uy tín và có lượt truy cập cũng như tương tác cao để chia sẻ bài viết, cuối cùng sẽ chèn link bài viết gốc ở trang blog cá nhân của mình. Từ đó lượt truy cập sẽ gia tăng đáng kể.

Bài viết có lượt truy cập cao thường tập trung vào các chủ đề về tutorial một dự án nhỏ, hướng dẫn, phân tích đi sâu vào 1 loại kiến thức, hoặc các bài viết lời khuyên học tập và làm việc. Đơn giản, nếu mỗi cứ 3 lượt truy cập hệ thống đóng góp cho bài viết của bạn 1 view, thì bài viết của bạn được 4000, 5000 view là chuyện hoàn toàn có thể.

Hi vọng qua bài viết này các bạn có thể tìm được chút cảm hứng và lối đi cho kênh blog của mình.

Tham khảo khóa học lập trình web 6 tháng, đảm bảo 100% công việc đầu ra!

Nguồn: https://codelearn.io/sharing/coder-kiem-tien-tu-viet-lach-nhu-the-nao

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published.