Đặt Tên Trong Java Có Khác Biệt Với Ngôn Ngữ Khác?

Trong thế giới ngày nay mọi sự vật sự việc đều có tên gọi của nó, với ngôn ngữ lập trình java cũng vậy, mỗi thành phần trong java đều có tên định danh của nó. Khi bạn là 1 lập trình viên làm việc với ngôn ngữ java hay bất kì ngôn ngữ nào khác, đều cần lắm chắc những qui tắc đặt tên cho các thành phần trong chương trình của bạn.

Một số quy tắc chung:

  • Tên phải bắt đầu bằng chữ cái (a đến z hoặc A đến Z), kí tự $ hoặc dấu gạch dưới _. Ví dụ: Code, _code, &code.
  • Không được dùng những từ khóa như: data, const, enum, final, …
  • Khi tên có nhiều từ nên sử dụng quy tắc viết hoa viết thường.
  • Tên đặt nên có ý nghĩa, là danh từ hoặc động từ thể hiện việc biến hay hàm đó làm.

4 quy tắc viết hoa, viết thường:

  • lowercase: tất cả các chữ cái trong tên đều viết thường, ví dụ: codelearn, hoclaptrinh, tuconsokhong.
  • UPPERCASE: tất cả các chữu cái trong tên đều viết hoa, ví dụ: CODELEARN, HOCLAPTRINH.
  • CamelCase: Camel nghĩa là con lạc đà, chữ cái đầu tiên của mỗi từ sẽ được viết hoa, ví dụ: CodeLearn, HocLapTrinh.
  • lowerCamelCase: giống với CamelCase nhưng chữ cái đầu của tên không được viết hoa, ví dụ: codeLearn, hocLapTrinh.

Bên trên là những quy tắc cơ bản để đặt tên trong lập trình, dù nhỏ nhưng nó giúp lập trình viên đọc hiểu code, quản lý code, sửa lỗi dễ dàng hơn.

Sau đây mình và các bạn cùng tìm hiểu quy ước đặt tên với các khuôn dạng khác nhau trong lập trình Java như: package, class, interface, method, variable, constant.

1. Package

Tên của package nên được viết thường, với những dự án nhỏ chỉ cần vài package nên đặt tên đơn giản:

Package sharing
Package naming

Với những dự án lớn có nhiều package lồng nhau:

package trisdo.namingCode language: CSS (css)

Tên package có thể chứa tên miền của công ty:

Package com.google.name
Package com.google.name2
Package io.codelearn.sharing
Code language: CSS (css)

2. Class

Tên class cần được đặt theo kiểu CamelCase và phải là một danh từ có nghĩa muốn nói đến một thực thể nào đó, từ đó người đọc có thể hình dung những method có thể có trong class. Ta nên đặt tên ngắn nhất có thể để việc sử dụng lại sau này được dễ dàng.

Class HashMap{}
Class ComputerNetwork{}
Class Student{}
Code language: PHP (php)

3. Interface

Cũng giống với class tên interface cần được đặt theo kiểu CamelCase, tên nên là danh từ hoặc tính từ. Tên interface thường mô tả hoạt động mà một class có thể làm.

Interface run{}
Interface comparable{}
Interface printable{}
Code language: PHP (php)

4. Method

Tên method nên được áp dụng theo lowerCamelCase và nên là động từ diễn tả những hoạt động mà method đang cố gắng làm. Tên chỉ nên gồm 2 hoặc 3 từ ghép với nhau.

Void print()
Interger sum()
String getName()
Void setName()
Code language: JavaScript (javascript)

5. Variables

Tên biến nên tuân theo quy tắc lowerCamelCase. Tên được đặt là danh danh từ, ngắn gọn, có nghĩa giúp người đọc dễ dàng hiểu được giá trị mà biến đang chứa. Riêng với biến tên không nên bắt đầu với kí tự gạch dưới “_” hay kí từ dollar “$” và cũng đừng nên đặt tên chỉ có một chữ cái (chỉ nên dùng khi đặt biến tạm thời cho vòng lặp FOR or WHILE: I,k,j,n).

Int numerator
Int demoninator
Boolean checkNull
String studentName
Code language: JavaScript (javascript)

6. Constant

Với tên của hằng số ta sử dụng quy tắc UPPERCASE, tên hằng số nên ngắn gọc, dễ nhớ.

Final float PI = 3.14
Final Boolean FUN = true
Final String STUDY = “codelearn.io”
Code language: PHP (php)

7. Generics

Khi tạo một class theo generics tên tham số truyền vào sẽ là một chữ cái viết hoa để tượng trưng cho một kiểu chung chung. Có một vài chữ cái đặc biệt sau: T-type, E-element, K-key, N-number, V-value.

Class Generic<T>{}

Static <E> void print(E[] elements){}Code language: PHP (php)

8. Enum

Enum là một đối tượng tham chiếu giống như class và interface trong java, enum gắn số đại diện cho các tên bên trong nó, các tên đó cũng chính là các hằng số được đặt thep quy tắc UPPERCASE.

Enum Week{MON,TUES, WED, THURS, FRI, SAT, SUN}

Enum Bool{TRUE, FALSE}Code language: PHP (php)

Bên trên là những quy tắc, quy ước trong việc đặt tên. Đối với lập trình viên chắc hẳn các bạn cũng đã gặp phải trường hợp không hiểu mình viết gì khi đọc lại đoạn code mình viết cách đây vài tháng hay thậm chí vài tuần. Nên nhớ tên dài có nghĩa tốt hơn là tên ngắn mà người đọc khó hiểu. Chỉ cần để ý một chút về các quy ước trên đã giúp code các bạn trở nên dễ đọc, dễ hiểu, dễ debug hơn.

Khi làm việc ở những tổ chức hay công ty lớn họ thường có 1 bản danh sách quy ước như trên để giúp cho những lập trình viên mới có thể dễ dàng thích nghi, làm quen với dự án, giúp họ tăng năng suất làm việc. Dù là một phần kiến thức nhỏ trong lập trình nhưng đôi khi nó thật sự hữu ích đối với các lập trình viên hiện nay.

Lời kết

Qua bài viết mình và các bạn đã tìm hiểu về các quy tắc, quy ước đặt tên trong ngôn ngữ java, các quy tắc trong các ngôn ngữ lập trình khác cũng không có nhiều khác biệt. Nếu bạn đọc có thắc mắc hãy comment bên dưới để mọi người cùng giải đáp. Chúc bạn đọc thành công trên con đường học tập!

Tham khảo khóa học lập trình web 6 tháng, đảm bảo 100% công việc đầu ra!

Nguồn: https://codelearn.io/sharing/quy-tac-dat-ten-trong-java

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published.