Java Có Phải Tốt Nhất Cho Người Mới Bắt Đầu?

Xin chào tất cả các bạn, có lẽ lúc vừa mới bắt đầu học lập trình việc chọn ngôn ngữ để học là một vấn đề đau đầu nhất của mọi người. Hiểu được điều đó, nên hôm nay mình sẽ giúp các bạn hiểu hơn về một ngôn ngữ rất nổi tiếng trong giới lập trình, đó là ngôn ngữ Java.

Cùng với một vài lời khuyên từ kinh nghiệm cá nhân, hy vọng các bạn có thêm góc nhìn để chọn con đường tiếp theo cho mình. Giờ thì, bắt đầu thôi.

Ngôn ngữ Java là gì?

Ngôn ngữ Java là một ngôn ngữ hướng đối tượng!

Đơn giản, lập trình hướng đối tượng chính là tất cả thao tác của chúng ta điều được thực hiện trên một đối tượng chỉ định, đối tượng này phải tồn tại trong bộ nhớ (được khai báo và khởi tạo).

Với phương châm từ lúc ra đời là “viết một lần, chạy mọi nơi”. Java đã chứng minh được tôn chỉ của mình và dẫn đầu là ngôn ngữ lập trình được sử dụng nhiều nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Quảng cáo nhiêu đó vui rồi, giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu về điểm mạnh và điểm yếu của Java để có thêm thông tin là có nên học nó hay không nhé.

Điểm mạnh, điểm yếu của Java.

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng như: Python, C#, …. Trong đó, có không ít là phát triển từ Java, điển hình C# chính là một ngôn ngữ cải tiến từ Java.

Điểm mạnh

  • Đa nền tảng: Như đã nói ở phần trước, với phương châm “viết một lần, chạy mọi nơi”. Ngôn ngữ Java đã chứng minh được mình đã làm được, với lợi thế chạy được trên nhiều nền tảng, chỉ cần nền tảng ấy có cài đặt môi trường Java. Lợi thế này đã cho phép Java có thể sử dụng để phát triển nhiều loại ứng dụng ở nhiều môi trường khác nhau, từ ứng dụng di động cho đến web.
  • Dễ quản lý mã nguồn: Với đặc tính của ngôn ngữ hướng đối tượng, Java nhận được lợi thế thao tác với đối tượng nên việc thao tác, quản lý dòng chảy của chương trình trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn so với các ngôn ngữ hướng cấu trúc.
  • Không có con trỏ: Java đã bỏ đi khái niệm con trỏ (một khái niệm mà rất nhiều lập trình viên ngán ngẫm vì đặc tính chồng chéo khó kiểm soát của nó). Việc đó đã giúp cho Java trở nên dễ sử dụng hơn nhiều so với các ngôn ngữ có sử dụng con trỏ.
  • Cộng đồng lớn Vì đã thống trị nhiều năm trên bảng xếp hạng ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất thế giới, Java sở hữu cộng đồng người sử dụng rất lớn. Cùng với đó, với số lượng lập trình viên đông đảo cũng có nghĩa là sẽ có nhiều hơn các library, framework. Với số lượng lớn library, framework khổng lồ, giúp cho việc lập trình Java được đơn giản hơn vì rất nhiều công việc đã có những library, framework thực hiện và họ chỉ việc gọi nó ra mà thôi, không cần phải viết lại, từ đó tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức trong việc phát triển phần mềm.
  • Bảo mật: Với đặc tính của lập trình hướng đối tượng, cùng với các từ khóa “access modifier”, hạn chế phạm vi truy cập cho từng thành phần,làm cho việc bảo vệ dữ liệu của Java tốt hơn rất nhiều.

Điểm yếu

  • Tốc độ: Tốc độ thực thi của Java so với các ngôn ngữ hướng cấu trúc như C, Pascal, … hay thậm chí một vài ngôn ngữ hướng đối tượng như C++, Java tỏ ra chậm chạp hơn hẳn so với các đối thủ này.
  • Cạnh tranh: Với đặc điểm ưu việt của ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, hiện nay, ngày càng nhiều ngôn ngữ hướng đối tượng mới được ra đời và ngày càng ưu việt hơn, có thể kể đến như C#, với hiệu năng tốt của C++, cú pháp dễ sử dụng của Java hay Python với nổi bậc nhất là bỏ đi ký tự “;”. Việc cạnh tranh này sẽ ảnh hướng tới thị trường việc làm sau này, nhiều ngôn ngữ xuất hiện hơn đồng nghĩa với các công ty họ có nhiều sự lựa chọn hơn. Như vậy thị phần của Java sẽ bị thu hẹp và việc làm cũng vì đó mà ít đi.
  • Nặng: Với lợi thế có nhiều thư viện, tuy nhiên các thư viện của Java cũng khá là nặng nề, cùng với môi trường Java bắt buộc cài đặt để có thể chạy được chương trình viết bằng Java làm cho chương trình “ngốn” khá là nhiều tài nguyên hệ thống. Đây cũng là một trong những nguyên nhân kéo tốc độ của Java thấp xuống.

Java có phải tốt nhất cho người mới bắt đầu?

Dựa trên những điểm mạnh, điểm yếu của Java và kinh nghiệm bản thân mình xin đưa ra một vài lời khuyên cho người vừa mới đặt chân vào giới lập trình như sau (chỉ mang tính tham khảo):

  • Nếu bạn chưa biết gì về lập trình: với những bạn chưa biết gì về lập trình thì nên tìm hiểu trước các kiến thức nền tảng như thuật toán, cấu trúc dữ liệu, … Bằng những ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc hơn là Java, vì sử dụng ngôn ngữ hướng cấu trúc các bạn sẽ hiểu sâu hơn và biết rõ chương trình sẽ làm gì và làm như thế nào.
  • Nếu các bạn đã nắm cơ bản về lập trình (thuật toán, cấu trúc dữ liệu, …): Lúc này thì tùy vào các bạn chọn muốn đi theo hướng lập trình nào để mà chọn ngôn ngữ: web, app hay là lập trình nhúng.
  • Nếu là web thì Java không phải là lựa chọn số 1, vì hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ hỗ trợ làm web tốt hơn Java như: PHP, C#, …
  • Nếu là app thì Java chỉ có thể dùng cho Android cái này thì là chuyên môn của Java hiện nay, nếu bạn muốn phát triển ứng dụng cho Android thì Java là một sự lựa chọn tuyệt vời.
  • Nếu là lập trình nhúng thì Java không nên nằm trong danh sách, vì đặc tính của lập trình nhúng là đơn giản và đòi hỏi tốc độ, mà tốc độ thì lại là một trong những điểm yếu của Java. Với lập trình nhúng, tốt nhất các bạn nên chọn các ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc.

Tạm kết

Trên đây là những lời khuyên của tôi cho các bạn về Java, cùng với những phân tích về ưu, nhược điểm. Hy vọng các bạn có thêm thông tin hữu ích để đưa ra lựa chọn thích hợp nhất cho mình.

Tham khảo khóa học lập trình web 6 tháng, đảm bảo 100% công việc đầu ra!

Nguồn: https://codelearn.io/sharing/java-co-phai-tot-nhat-cho-beginner

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tài liệu + Khóa học lập trình FREE
Tài liệu + Khóa học lập trình FREE

DMCA.com Protection Status