mongodb-la-gi-2

MongoDB là gì? Các khái niệm về MongoDB

MongoDB là gì?

MongoDB là một database hướng tài liệu (document), một dạng NoSQL database. Vì thế, MongoDB sẽ tránh cấu trúc table-based của relational database để thích ứng với các tài liệu như JSON có một schema rất linh hoạt gọi là BSON. MongoDB sử dụng lưu trữ dữ liệu dưới dạng Document JSON nên mỗi một collection sẽ các các kích cỡ và các document khác nhau. Các dữ liệu được lưu trữ trong document kiểu JSON nên truy vấn sẽ rất nhanh.

NoSQL là gì?

Mongodb là gì? NoSQL và MongoDB có mối quan hệ với nhau
NoSQL và MongoDB có mối quan hệ với nhau

Trong khái niệm của MongoDB có nhắc đến NoSQL, vậy NoSQL là gì? NoSQL (Non-Relational SQL) là dạng cơ sở dữ liệu mã nguồn mở được ra đời như một mô hình tiến bộ hơn về tốc độ, tính năng,… so với hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ RDBMS. NoSQL có kiểu dữ liệu JSON. Đây là dạng dữ liệu kiểu key và value cùng với hiệu suất nhanh và khả năng mở rộng không bị ràng buộc bởi việc tạo khóa ngoại, khóa chính,… nên được ưa chuộng và sử dụng rất phổ biến.

Định nghĩa thêm về MongoDB

MongoDB lần đầu ra đời bởi MongoDB Inc., tại thời điểm đó là thế hệ 10, vào tháng Mười năm 2007, nó là một phần của sản phẩm PaaS (Platform as a Service) tương tự như Windows Azure và Google App Engine. Sau đó nó đã được chuyển thành nguồn mở từ năm 2009.MongoDB đã trở thành một trong những NoSQL database nổi trội nhất bấy giờ, được dùng làm backend cho rất nhiều website như eBay, SourceForge và The New York Times.Các feature của MongoDB gồm có:

THAM GIA KHÓA HỌC LẬP TRÌNH

  • Ad hoc Query: hỗ trợ search bằng field, các phép search thông thường, regular expression searches, và range queries.
  • Indexing: bất kì field nào trong BSON document cũng có thể được index.
  • Replication: có ý nghĩa là “nhân bản”, là có một phiên bản giống hệt phiên bản đang tồn tại, đang sử dụng. Với cơ sở dữ liệu, nhu cầu lưu trữ lớn, đòi hỏi cơ sở dữ liệu toàn vẹn, không bị mất mát trước những sự cố ngoài dự đoán là rất cao. Vì vậy, người ta nghĩ ra khái niệm “nhân bản”, tạo một phiên bản cơ sở dữ liệu giống hệt cơ sở dữ liệu đang tồn tại, và lưu trữ ở một nơi khác, đề phòng có sự cố.
  • Aggregation: Các Aggregation operation xử lý các bản ghi dữ liệu và trả về kết quả đã được tính toán. Các phép toán tập hợp nhóm các giá trị từ nhiều Document lại với nhau, và có thể thực hiện nhiều phép toán đa dạng trên dữ liệu đã được nhóm đó để trả về một kết quả duy nhất. Trong SQL, count(*) và GROUP BY là tương đương với Aggregation trong MongoDB.
  • Lưu trữ file: MongoDB được dùng như một hệ thống file tận dụng những function trên và hoạt động như một cách phân phối qua sharding.
Image result for mongodb illustration

Ưu điểm của MongoDB là gì?

  • Do MongoDB sử dụng lưu trữ dữ liệu dưới dạng Document JSON nên mỗi một collection sẽ có các kích cỡ và các document khác nhau, linh hoạt trong việc lưu trữ dữ liệu, nên bạn muốn gì thì cứ insert vào thoải mái.
  • Dữ liệu trong MongoDB không có sự ràng buộc lẫn nhau, không có join như trong RDBMS nên khi insert, xóa hay update nó không cần phải mất thời gian kiểm tra xem có thỏa mãn các ràng buộc dữ liệu như trong RDBMS.

Tổng hợp 200+ tài liệu, sách, bài thực hành, video hướng dẫn lập trình… từ cơ bản đến nâng cao

  • MongoDB rất dễ mở rộng (Horizontal Scalability). Trong MongoDB có một khái niệm cluster là cụm các node chứa dữ liệu giao tiếp với nhau, khi muốn mở rộng hệ thống ta chỉ cần thêm một node với vào cluster:
  • Trường dữ liệu “_id” luôn được tự động đánh index (chỉ mục) để tốc độ truy vấn thông tin đạt hiệu suất cao nhất.
  • Khi có một truy vấn dữ liệu, bản ghi được cached lên bộ nhớ Ram, để phục vụ lượt truy vấn sau diễn ra nhanh hơn mà không cần phải đọc từ ổ cứng.
  • Hiệu năng cao: Tốc độ truy vấn (find, update, insert, delete) của MongoDB nhanh hơn hẳn so với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS). Với một lượng dữ liệu đủ lớn thì thử nghiệm cho thấy tốc độ insert của MongoDB có thể nhanh tới gấp 100 lần so với MySQL.
basic insert
basic insert

Nhược điểm của MongoDB là gì?

MongoDB là gì? Phải mất 60 giây thì dữ liệu từ RAM mới đến được ổ cứng
Phải mất 60 giây thì dữ liệu từ RAM mới đến được ổ cứng

Ngoài các ưu điểm vượt trội, vẫn còn một số hạn chế khi cài đặt và sử dụng bạn cần chú ý như sau:

  • Dữ liệu trong MongoDB không bị ràng buộc như RDBMS nhưng người sử dụng lưu ý cẩn thận mọi thao tác để không xảy ra các kết quả ngoài ý muốn gây ảnh hưởng đến dữ liệu.

THAM KHẢO WEBSITE SPRING BOOT

  • Một nhược điểm mà “dân công nghệ” hay lo ngại là bộ nhớ của thiết bị. Chương trình này thường tốn bộ nhớ do dữ liệu được lưu dưới dạng key-value, trong khi các collection chỉ khác về value nên sẽ lặp lại key dẫn đến thừa dữ liệu.
  • Thông thường, dữ liệu thay đổi từ RAM xuống ổ cứng phải qua 60 giây thì chương trình mới thực hiện hoàn tất, đây là nguy cơ bị mất dữ liệu nếu bất ngờ xảy ra tình huống mất điện trong vòng 60 giây đó.

Khi nào nên dùng MongoDB?

MongoDB là gì? Cần xác định rõ những trường hợp để quyết định sử dụng MongoDB
Cần xác định rõ những trường hợp để quyết định sử dụng MongoDB

Mặc dù rất hữu dụng nhưng tùy theo tình huống khác nhau mà bạn sẽ cân nhắc có nên sử dụng chương trình này hay không, đó là trường hợp:

  • Khi trang web của bạn có tính chất Insert bởi MongoDB có thể ghi với tốc độ cao và bảo mật an toàn. 
  • Một số hệ thống Big Data có yêu cầu truy vấn nhanh vì chương trình này có hiệu suất truy vấn dữ liệu khá cao.
  • Khi bạn muốn tìm kiếm thông tin trong bộ nhớ “tràn ngập” những dữ liệu khác nhau, MongoDB có khả năng tìm kiếm thông tin liên quan nhanh.
  • Khi máy chủ không có hệ quản trị cơ sở dữ liệu thì đây là chương trình phù hợp nên được sử dụng.

Vì thế, trước khi dùng MongoDB, bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng tính năng của nó có đáp ứng được trường hợp của bạn hay không để việc sử dụng không gặp khó khăn và đạt hiệu quả tốt nhất.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về chương trình cơ sở dữ liệu MongoDB. Chúng tôi hy vọng bạn có cái nhìn tổng quan về MongoDB. Đồng thời có thể ứng dụng hiệu quả vào máy tính trong những trường hợp cần thiết. Mong là sẽ có ích cho bạn.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tài liệu + Khóa học lập trình FREE
Tài liệu + Khóa học lập trình FREE

DMCA.com Protection Status