Những “Nghề nghiệp” trong ngành CNTT, liệu bạn đã biết?

Nghề nào phù hợp?

Do tính cạnh tranh cao và không phân biệt tuổi tác như đề cập phía trên, ở Việt Nam, mình thường thấy hầu hết mọi người làm “kỹ thuật” trong ngàng CNTT thông thường chỉ làm khoảng chục năm hoặc ít hơn, sau đó chuyển hướng qua “quản lý” hay “kinh doanh“, một là vì không theo kịp thế hệ trẻ đi sau, cảm thấy mệt mỏi, hao mòn, hai là nếu không “thăng chức” sẽ bị coi là kém cỏi vì mãi chỉ làm kỹ thuật. Nhưng theo mình, dù làm kỹ thuật, quản lý, kinh doanh… đều là các “nghề” khác nhau, yêu cầu các kỹ năng khác nhau và phù hợp với từng cá nhân khác nhau. Tiếp xúc với các công ty nước ngoài sẽ thấy điều này rất rõ, làm lập trình viên, hay làm quản lý dự án đều là các nghề, và người ta sẽ làm mãi nghề đó nếu thấy còn phù hợp với bản thân, cả về sở thích, năng lực lẫn thu nhập. Làm quản lý không có nghĩa là thu nhập tốt hơn, hay có địa vị cao hơn, nó chỉ là công việc với tính chất khác. Đồng nghiệp và là quản lý trực tiếp làm việc hàng ngày với mình là một anh người Ý, nhiều năm làm việc ở khắp các nước trên thế giới: Hà Lan, Mỹ, Canada, Singapore, gần 50 tuổi, và vẫn đang làm kỹ thuật thuần tuý. Mình cũng có hỏi về vấn đề này, anh ý trả lời: “Anh không giỏi làm quản lý, giám sát các thành viên trong nhóm, anh chỉ thích nghiên cứu và làm kỹ thuật, được cập nhật công nghệ hàng ngày. Và trí nhớ và suy nghĩ của tôi vẫn hoạt động tốt, chừng nào vẫn còn nhớ tốt thì vẫn sẽ làm kỹ thuật”, và anh này là một đội trưởng kỹ thuật rất tốt, đạo tạo, huấn luyện và truyển cảm hứng học hỏi cho đội. Hay hồi qua Mỹ công tác nửa năm, mình có làm việc cùng những đồng nghiệp hơn 60 tuổi, vẫn hàng ngày thiết kế mạch, lập trình vi điều khiển, và rất uyên bác về mọi công nghệ, xu hướng hiện đại.

Mình muốn nhấn mạnh ở đây là chọn nghề không nên quá theo đuổi xu hướng, mà quan trọng hơn là: trong những xu hướng đó, lựa chọn công việc phù hợp với mình. Vậy những ai phù hợp với CNTT? Theo mình, những người phù hợp với CNTT là những người:

  • Thích công nghệ. Dấu hiệu: thích đồ mua, đọc đánh giá, ngắm nghía các đồ công nghệ, thích chơi game, hay tìm tòi, thử nghiệm các tính năng phần mềm, trang web…
  • Tư duy logic tốt và thích logic chặt chẽ. Dấu hiệu: thích học toán, thích lập trình (thích hơn học toán), thích các trò chơi logic, các bài test IQ…
  • Thích thử thách. Dấu hiệu: tự vào các trang mạng giải toán, giải bài các bài lập trình, thích chế độ thi đấu trực tuyến, chơi các trò chơi trí tuệ….
  • Cầu toàn. Dấu hiệu: Luôn không ưng ý với những gì đang có, luôn muốn nâng cấp, sửa đổi từ những thứ nhỏ nhất.

Một số việc làm có nhu cầu cao trong ngành công nghệ

  • Lập trình viên (Dev – Developer)
  • Nhà khoa học dữ liệu (Data Scientist)
  • Kỹ sư học máy/trí tuệ nhân tạo (AI/ML Engineer)
  • Kỹ sự DevOps (DevOps engineer)
  • Kỹ sư các hệ thống đám mây (Cloud systems engineer)
  • Chuyên gia bảo mật (Security professionals)
  • Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (BA – Business Analyst)
  • Chuyên viên trí tuệ doanh nghiệp (BI – Business Intelligence Analyst)
  • Quản trị hệ thống và mạng (SA – System Administrators)
  • Quản trị CDSL (DBA – Database Administrator)

Công việc cụ thể của các vị trí này nằm ngoài phạm vi của bài viết này, mình sẽ viết cụ thể hơn ở một bài khác, mọi người có thể tham khảo link cuối bài để biết thêm thông tin.

Trong số đó một số nghề mới trở nên phổ biến gần đây, cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, và chắc chắn sẽ vẫn là các nghề hot trong một thời gian tới như Data Scientist, AI/ML Engineer, Business Intelligence Analyst…

Một số việc khác có thể sẽ thành “hot trend” trong tương lại không xa có thể kể đến như: kỹ sư vạn vật kết nối (IoT Engineer); kỹ sư nhà thông minh (Smart Home Engineer); kỹ sư xe tự lái, xe bay, robot; kỹ sư công nghệ xử lý rác thải, nước thải; kỹ sư thực tế ảo…

Thế hệ trẻ cần chuẩn bị gì để bước vào ngành CNTT trong tương lai

  • Làm quen, sử dụng các phần mềm máy tính (không phải game) càng nhiều càng tốt: Paint, Word, Powerpoint, Excel, Windows, Photoshop, Illustrator, Algodoo… (từ Tiểu học)
  • Tiếp xúc, học càng nhiều càng tốt các khoá học STEM (online hoặc offline): lập trình, thuật toán robotics, sáng tạo công nghệ… (từ Tiểu học)
  • Học chắc chắn các môn toán, và tiếp xúc, học nhiều về các môn toán đặc biệt cần thiết cho ngành khoa học máy tính. Ở Tiểu học và THCS: các môn toán trong trường phổ thông, logic, đồ thị (graph), tập hợp, toán tổ hợp, xác suất… Ở các cấp cao hơn: toán rời rạc, xác suất, thống kê, đại số tuyến tính, giải thích hàm nhiều biến…
  • Tiếp xúc với lập trình thuật toánlập trình ứng dụng càng nhiều càng tốt.
  • Tham gia làm sản phẩm công nghệ thông tin (phần mềm, website, sản phẩm công nghệ…) trong các cuộc thi sáng tạo, tin học trẻ…, và tự làm các sản phẩm công nghệ, phần mềm phục vụ chính nhu cầu của mình và những người xung quanh.
  • Tham gia, tương tác trên các cộng đồng công nghệ, lập trình trực tuyến

Tham khảo khóa học lập trình web 6 tháng, đảm bảo 100% công việc đầu ra!

Nguồn: https://topdev.vn/blog/doi-dieu-ve-nghe-nghiep-trong-nganh-cong-nghe-thong-tin/

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tài liệu + Khóa học lập trình FREE
Tài liệu + Khóa học lập trình FREE

DMCA.com Protection Status