Sự khác biệt giữa Windows và Linux – Cuộc chiến khốc liệt (3)

#5. Về đối tượng sử dụng

Đối tượng sử dụng của các hệ điều hành này là ai?

Mình không thiên vị hay có ý chê bai nhé, nhưng Linux chủ yếu dành cho những người dùng máy tính thành thạo, những người biết họ đang làm gì.

Cũng đúng thôi, vì đa số hacker trên thế giới đều dùng hệ điều hành nhân Linux mà 😀

Người dùng Linux trung thành với nền tảng của họ đến mức họ có xu hướng trở thành những fan trung thành của nền tảng này ◔◡◔

Điều này chủ yếu là do bạn có toàn quyền kiểm soát hệ thống của mình và một khi bạn đã sử dụng quen Linux thì bạn sẽ muốn chuyển sang hệ điều hành Windows nữa.

Đối với người dùng bình thường, họ chỉ muốn duyệt web, xem video và viết email,… Tất cả đều có thể được thực hiện trên Windows mà không cần phải có kiến ​​thức sâu về xử lý hệ điều hành.

Thành thật mà nói, nếu một người dùng bình thường chuyển từ hệ điều hành Windows sang Linux, khả năng cao là họ sẽ bị lạc lối, choáng ngợp và muốn quay về Windows ngay lập tức.

Vâng, đó là điểm khác biệt lớn giữa một người dùng máy tính phổ thông và một người dùng máy tính chuyên nghiệp…

Nhưng nói gì thì nói, Microsoft đã quá khôn khéo để lôi kéo người dùng. Một phần là vì giao diện đồ họa rất dễ tiếp cận, mọi thao tác, mọi hành động đều hiện sờ sờ trước mắt.

Một phần nữa là họ có vẻ như cố tình để người dùng cá nhân sử dụng chùa Windows thì phải. Chứ mình nghĩ nếu muốn quản lý chặt vấn đề bản quyền thì họ đủ khả năng để làm mạnh tay hơn.

Mục đích của việc này thì có lẽ các bạn đã thừa biết, nó giúp tạo ra một cộng đồng người dùng Windows đông đảo. Mà một khi đã có một cộng đồng lớn mạnh rồi thì làm cái gì cũng dễ. Microsoft chủ yếu thu tiền từ các doanh nghiệp, các cơ quan.. là chủ yếu.

#6. Về khả năng tương thích phần cứng

Vâng, khoảng thời gian từ năm 2005 trở về trước thì Linux đúng là không có cửa gì để so sánh với Windows cả.

Bằng chứng rõ ràng nhất là các nhà sản xuất chỉ coi Linux là một lựa chọn bổ sung thêm mà thôi, có nghĩa là việc bạn cài đặt driver để hỗ trợ cho các phần cứng trên Linux là rất khó khăn.

Nhưng bây giờ tình thế đã khác rồi, cộng đồng LinuxOS đã rất lớn mạnh và đã có thể cạnh tranh sòng phẳng với Windows. Và các nhà phát triển cũng đã đặt vị thế của Linux ngang hàng với Windows.

#7. Về bảo mật

Vâng, một kiến trúc đóng hoàn toàn và được phát triển bởi một công ty phần mềm hàng đầu thế giới – Windows thực sự là một hệ điều hành rất bảo mật.

Nếu bạn kết hợp với một số phần mềm bảo mật bản quyền của bên thứ 3 khác nữa như Kaspersky, ESET, BIT… thì thực sự là rất tuyệt vời.

Tuy nhiên, vì Windows là quá phổ biến nên nó sẽ là mục tiêu hàng đâu của các hacker. Và một điều nữa là do trình độ của người dùng, nhiều người dùng rất chủ quan trong việc sử dụng máy tính, thường xuyên sử dụng các phần mềm lậu, Windows bẻ khóa thì chả bị hack… trách ai bây giờ 😀

=> Nói tóm lại thì mình vẫn đánh giá rất cao sự bảo mật của hệ điều hành Windows.

Còn Linux thì sao nhỉ?

Vâng, mặc dù là một hệ điều hành mã nguồn mở nhưng tính bảo mật của Linux là không thể bàn cãi. Bạn có thể tham khảo qua bài viết bên dưới đây, đã có một bài viết về vấn đề này rồi.

Linux hiện tại đang được các tổ chức doanh nghiệp sử dụng để làm máy chủ và hệ điều hành cho mục đích bảo mật tại các tập đoàn công nghệ như Google, Facebook, Twitter… trong khi đó, Windows chủ yếu được sử dụng bởi các người dùng cá nhân, các doanh nghiệp, hay là game thủ…

=> Nói ngắn gọn thì Linux cũng rất bảo mật!

Tham khảo khóa học lập trình web 6 tháng, đảm bảo 100% công việc đầu ra!

Nguồn: https://topdev.vn/blog/su-khac-biet-giua-windows-va-linux-cuoc-chien-khoc-liet/

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published.