Cơ bản về Java

Cơ bản về Java cho người mới nhập môn

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu để người mới có thể nắm được những kiến thức cơ bản về Java cần phải có những lưu ý và cần nắm được những kiến thức gì? Hãy cùng mình đi tìm hiểu ở bài này nhé!

Quy tắc đặt tên trong Java

Trước hết đối với bất kỳ một ngôn ngữ lập trình nào ngày nay cũng đều có những quy tắc đặt tên biến, tên hằng, tên phương thức riêng. Và Java cũng không ngoại lệ, khi chúng ta lập trình với Java cũng cần phải lưu ý đến những nguyên tắc đặt tên biến, tên hằng, tên phương thức sao cho thật hợp lý.

Cơ bản về Java – quy tắc đặt tên chung

Java có những nguyên tắc đặt tên riêng, dù bạn đang muốn đặt tên biến, tên hằng hay tên phương thức theo ý nghĩa mình muốn nhưng tên biến đó vẫn phải tuân theo những quy tắc mà Java đã đặt ra. Dưới đây là một số quy tắc chung các bạn cần lưu ý:

  • Khi đặt tên cần lưu ý không được bắt đầu bằng số.
  • Tên phải được bắt đầu bằng một chữ cái hoặc $, _
  • Tên phải khác với các từ khóa đã có sẵn trong Java.
  • Không sử dụng các ký hiệu đặc biệt để đặt tên trừ $ và _
  • Tên khai báo cần phải có ý nghĩa, không đặt tên dài qua 20 ký tự hoặc tên quá ngắn.
  • Tránh đặt các tên gây khó hiểu nhầm lẫn về mặt ý nghĩa.

Đặt tên biến

Ở trên mình đã nêu ra một số quy tắc chung các bạn cần lưu ý khi đặt tên. Vậy khi đặt tên biến cần có những lưu ý gì? Cùng tìm hiểu nào:

  • Thứ nhất, tên biến khi chúng ta đặt cần phải tuân thủ theo quy tắc Camel Case hay còn được gọi là quy tắc lạc đà. Vậy quy tắc này có nghĩa là như thế nào đó là chữ cái đầu tiên của tên biến phải được viết thường và chữ cái đầu tiên của các từ tiếp theo cần phải được viết hoa. Ví dụ: studentName.
  • Điểm cần lưu ý thứ hai khi các bạn đặt tên biến đó là tên biến phải là danh từ và cần phải lưu ý đến việc khi đặt tên cần phải làm nổi bật được ý nghĩa của tên biến đó. Ví dụ như nếu chúng ta muốn khai báo một biến có thể lưu trữ được một danh sách các học sinh thì tên biến đó nên đặt là studentList.

Đặt tên hằng số

Đối với việc đặt tên hằng số chúng ta chỉ có duy nhất một quy tắc cần nhớ đó là tất cả các chữ cái đều phải được viết hoa và nêu được ý nghĩa của nó.

Ví dụ các bạn muốn khai báo một hằng số cho số PI thì nên đặt là PI = 3.14.

Đặt tên phương thức

Đặt tên phương thức cũng vậy, cũng cần phải lưu ý đến những nguyên tắc chung đã được nêu ở trên. Ngoài ra các bạn cần lưu ý 2 điểm sau:

  • Tên phương thức cũng cần phải tuân thủ theo Camel Case, chữ cái đầu tiên viết thường và chữ cái đầu tiên của các từ tiếp theo viết hoa.
  • Tên phương thức nên bắt đầu bằng một động từ

Ví dụ về một tên phương thức tốt: addStudentToList()

Đặt tên Class

  • Đối với việc đặt tên Class hay Interface các bạn cần phải đặt tên theo các quy tắc chung và chữ cái đầu tiên của mỗi từ cần phải được viết hoa. Ví dụ: class StudentManagement.
  • Tên Interface nên bắt đầu bằng chữ I.

Đặt tên package

Tên package cần phải viết thường và tuân thủ theo các quy tắc chung trên.

Một số từ khóa cơ bản của Java

Dưới đây mình có liệt kê cho các bạn một số danh sách các từ khóa quan trọng, thường xuyên được chúng ta sử dụng khi lập trình Java và đây cũng là kiến thức cơ bản về Java mà các bạn cần nắm được.

abstract assert boolean break
byte case catch char
class const continue default
do double else enum
extends final finally float
for goto if implements
import instanceof int interface
long native new package
private protected public return
short static strictfp super
switch synchronized this throw
throws transient try void
volatile while

CƠ BẢN VỀ JAVA TRÊN 2 TRANG GIẤY


Comment code – Kiến thức cơ bản trong Java cần biết

Comment code là những đoạn code mà sẽ không được thực thi khi chạy chương trình trong Java. Java sẽ bỏ qua những đoạn code này trong quá trình biên dịch. Những đoạn comment code này có tác dụng gì? Tại sao lại cần sử dụng những đoạn code mà không thể thực thi được này? Thật ra những đoạn comment code này sẽ được sử dụng để chú thích hay giải thích ý nghĩa của một đoạn code để chúng ta sau này quay lại đọc những đoạn code này có thể dễ hiểu hơn, dễ bảo trì hơn và cũng là để bỏ qua một đoạn code nào đó mà chúng ta đang code lỗi.

Vậy để comment code trong Java chúng ta làm như thế nào? Java có 3 cách để có thể comment được một đoạn code như sau:

  • Comment một dòng code. Sử dụng ký hiểu // ở đầu mỗi dòng
  • Comment nhiều dòng code. Sử dụng ký hiệu /* comment code */
  • Comment đặc biệt dùng để tạo Java code documentation ở định dạng HTML.

package com.company;

/**
* Comment đặc biệt để tạo Java Code Documentation
*/
public class CommentCodeDemo {
// Comment một dòng code

/*
* Comment nhiều dòng - dòng 1
* dòng 2
*/
}

Các câu lệnh cơ bản để nhập xuất dữ liệu

Chúng ta đã tìm hiểu được những kiến thức cơ bản của Java ở những phần trên. Vậy làm thế nào để có thể nhập xuất được dữ liệu trong Java? Java cung cấp cho ta các câu lệnh cơ bản để các bạn có thể dễ dàng nhập xuất được dữ liệu đó là:

  • Sử dụng câu lệnh System.out để in dữ liệu lên trên màn hình console
  • Sử dụng câu lệnh System.in + Scanner để có thể nhập dữ liệu từ bàn phím.

Tham khảo thêm khóa học lập trình cơ bản cho người mới bắt đầu tại đây!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tài liệu + Khóa học lập trình FREE
Tài liệu + Khóa học lập trình FREE

DMCA.com Protection Status