Cách viết “Hello World” với 28 Ngôn ngữ Lập trình (1)

MỞ ĐẦU

Bọn máy tính khá là thực dụng – Nó chỉ làm những gì được yêu cầu thôi. Vậy làm thế nào để báo máy tính cần phải làm gì? Bạn sẽ phải “nói” thông qua Ngôn ngữ Lập trình. Và 1 trong những việc đầu tiên bạn cần làm khi học 1 ngôn ngữ lập trình mới chính là làm cho máy tính hiển thị “Hello, World”.

Không có ngôn ngữ lập trình nào là hoàn hảo cả, chúng đều có những đặc điểm khác nhau. Và mỗi ngày có hàng trăm ngôn ngữ mới được tạo ra. 

Dưới đây là danh sách các ngôn ngữ lập trình mà mình muốn giới thiệu và hầu hết chúng đều đã được ghi danh trên ‘bảng vàng’ của ngành lập trình. Ngày nay chúng vẫn đang được sử dụng và đóng góp thêm cho ‘nghệ thuật của các ngôn ngữ máy tính’. 

ANGOL 

Cùng đương thời với các ngôn ngữ lập trình FORTRAN, Lisp, và COBOL vào đầu những năm 1950. Nó đã trở thành cách quy chuẩn để diễn tả các thuật toán học thuật trong hơn 30 năm, và đã tác động ảnh hưởng tới nhiều syntax của các ngôn ngữ lập trình khác, C là 1 cái tên tiêu biểu trong số đó.

BEGIN DISPLAY("HELLO WORLD!") END.

ASPECTJ 

Tiêu chuẩn thực tế cho phong cách lập trình, hay còn được gọi là ‘Aspect Oriented Programming’ (AOP). AOP không phổ biến cho lắm, nhưng khá được yêu thích bởi 1 số người và khái niệm đặc biệt của AOP đã giúp nó tìm được con đường riêng của mình tới các thư viện và ngôn ngữ khác. AspectJ sử dụng các syntax khá giống Java. 

// HelloWorld.java
public class HelloWorld {
    public static void say(String message) {
        System.out.println(message);
    }

    public static void sayToPerson(String message, String name) {
        System.out.println(name + ", " + message);
    }
}

// MannersAspect.java
public aspect MannersAspect {
    pointcut callSayMessage() : call(public static void HelloWorld.say*(..));
    before() : callSayMessage() {
        System.out.println("Good day!");
    }
    after() : callSayMessage() {
        System.out.println("Thank you!");
    }
}

APPLESCRIPT 

Nếu bạn đang sử dụng máy Mac, bạn có thể dùng cái này để tự động hoá và tuỳ chỉnh các ứng dụng của mình. 

say “Hello, world!”

ASSEMBLY LANGUAGE 

Đây chính là ngôn ngữ sẽ giúp bạn tạo ra 1 phần mềm có hiệu năng và hiệu quả cao nhất mà bạn vẫn có thể đọc được. Thật sự Assembly rất khó để viết nên thường nó chỉ được dùng trong các phần nhỏ mang tính ‘performance-sensitive’ của chương trình. Bạn sẽ tìm thấy chúng trong các hệ điều hành và các bộ máy game 3D. 

    global  _main
    extern  _printf

    section .text
_main:
    push    message
    call    _printf
    add     esp, 4
    ret
message:
    db  'Hello, World', 10, 0

BASH (UNIX SHELL)

Từng được dùng để quản lý và tương tác các dòng lệnh với hệ thống Linux & Unix. 

#!/bin/bash
STR="Hello World!"
echo $STR

BASIC

Basic được ra mắt vào năm 1964 và vươn lên thời hoàng kim vào đầu những năm 80, khi mà máy vi tính bắt đầu thâm nhập vào các văn phòng nhỏ và hộ gia đình. Bạn mong đợi để viết riêng phần mềm của mình và phần lớn các máy tính được gửi kèm với một số phiên bản của BASIC. Nó tiếp cận đến được nhiều người nhờ việc dễ học và vừa đủ để chạy trên các phần cứng không mạnh lắm này. 

Số lượng các biến thể của BASIC là vô cùng lớn, Visual Basic là 1 biến thể khá phổ biến trên Windows trong những năm 90. Sau đó nó được thay thế bởi Visual Basic .NET (bây giờ chỉ còn gọi là Visual Basic) nhưng khá là khác biệt so với phiên bản trước đó. Visual Basic hiện vẫn được sử dụng rộng rãi.

10 PRINT "Hello, World!"
20 END

C

Đây chính là ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới. Là ngôn ngữ viết ra các hệ điều hành nổi tiếng như Windows, MacOS, iOS và Android, cũng như các trình duyệt và engine game 3D. Syntax của nó đã ảnh hưởng đến vô số các ngôn ngữ lập trình khác.

Các map của C khá gần giống như Assembly Language nhưng bạn có thể viết nhiều chương trình phức tạp với nó. Nếu bạn cần hiệu năng cao nhất có thể mà không muốn bị quả tải thì C chính là thứ dành cho bạn.

C còn là ngôn ngữ làm phổ biến nên khái niệm “Hello, World”.

#include <stdio.h>

int main(void)
{
    printf("hello, world\n");
}

Tham khảo khóa học lập trình web 6 tháng, đảm bảo 100% công việc đầu ra!

Nguồn: https://topdev.vn/blog/cach-viet-hello-world-bang-28-ngon-ngu-lap-trinh/

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tài liệu + Khóa học lập trình FREE
Tài liệu + Khóa học lập trình FREE

DMCA.com Protection Status