học lập trình java cơ bản

Học lập trình Java cơ bản cho người mới bắt đầu (P1)

Trong bài viết này mình sẽ đưa ra cho các bạn mới học lập trình Java cơ bản một số các bài tập nhỏ, đơn giản để các bạn có thể dễ dàng làm quen và tiếp cận ngôn ngữ này nhé! Các bạn có thể tham khảo các bài tập khác tại đây!

Học lập trình Java cơ bản

Đề bài

Chúng ta hãy cùng nhau thử giải một số các bài tập về giải thuật như sau nhé!

Bài tập 1:

  • Viết chương trình tính tổng S(n) = x + 2*x^2 + 3*x^3 + … + n*x^n

Bài tập 2:

  • Xây dựng các hàm thực hiện các công việc sau:
    • Nhập các giá trị cho một mảng.
    • Tính tổng các phần tử chia hết cho 3 có trong mảng.

Bài tập 3:

  • Viết chương trình nhập vào mảng 2 chiều có kích cỡ là n x m:
    • Hiển thị các mảng 2 chiều vừa nhập dạng ma trận lên màn hình.
    • Tính tích các phần tử có trong mảng.

Bài tập 4:

  • Viết một chương trình khai báo một lớp Circle có thuộc tính là bán kính và có các phương thức sau:
    •  Hàm tạo không tham số.
    • Hàm tạo có 2 tham số.
    • Get/set cho các thuộc tính.
    • Phương thức tính diện tích hình tròn.
    • Phương thức tính chu vi hình tròn.

Lời giải

Cùng xem lời giải nào!

Bài tập 1:

  • Viết chương trình tính tổng S(n) = x + 2*x^2 + 3*x^3 + … + n*x^n
  • Chương trình:
import java.util.Scanner;

public class EX1 {
    public static void main(String[] args) {
        Scanner sc = new Scanner(System.in);
        System.out.println("Nhập x:");
        int x = sc.nextInt();
        System.out.println("Nhập n:");
        int n = sc.nextInt();
        int sum = 0;
        for (int i = 1; i <= n; i++) {
            sum += i * Math.pow(x, i);
        }
        System.out.println(sum);
    }
}

Bài tập 2:

  • Xây dựng các hàm thực hiện các công việc sau:
    • Nhập các giá trị cho một mảng.
    • Tính tổng các phần tử chia hết cho 3 có trong mảng.
  • Chương trình:
package com.company;

import java.util.Scanner;

public class EX2 {
    public static Scanner scanner = new Scanner(System.in);
    public static void main(String[] args) {
        System.out.println("Nhập n:");
        int n = scanner.nextInt();
        int[] arr = inputArray(n);
        int sum = sumAllElementDivisionByFive(arr);
        System.out.println("Tổng các phần tử chia hết cho 3 có trong mảng là: " + sum);
    }

    private static int sumAllElementDivisionByFive(int[] arr) { 
        int sum = 0;
        for (int i = 0; i < arr.length; i++) {
            if(arr[i] % 3 == 0){
                sum += arr[i];
            }
        }
        return sum;
    }

    private static int[] inputArray(int n) { 
        int[] arr = new int[n];
        for (int i = 0; i < arr.length; i++) {
            System.out.println("Nhập phần tử thứ " + (i + 1) + " :");
            arr[i] = scanner.nextInt();
        }
        return arr;
    }
}

Bài tập 3:

  • Viết chương trình nhập vào mảng 2 chiều có kích cỡ là n x m:
    • Hiển thị các mảng 2 chiều vừa nhập dạng ma trận lên màn hình.
    • Tính tích các phần tử có trong mảng.
  • Chương trình:
import java.util.Scanner;

public class EX3 {
    public static void main(String[] args) {
        Scanner sc = new Scanner(System.in);
        System.out.println("Nhập n:");
        int n = sc.nextInt();
        System.out.println("Nhập m:");
        int m = sc.nextInt();
        int[][] arr = new int[n][m];
        for (int i = 0; i < n; i++) {
            for (int j = 0; j < m; j++) {
                System.out.printf("Nhập giá trị cho arr[%d][%d]:", i, j);
                arr[i][j] = sc.nextInt();
            }
        }
        System.out.println("Hiển thị mảng vừa nhập");
        for (int i = 0; i < n; i++) {
            for (int j = 0; j < m; j++) {
                System.out.printf("%8d", arr[i][j]);
            }
            System.out.println();
        }
        int q = 1;
        for (int i = 0; i < n; i++) {
            for (int j = 0; j < m; j++) {
                q *= arr[i][j];
            }
        }
        System.out.println("Tích các phần tử có trong mảng: " + q);
    }
}

Bài tập 4:

  • Viết một chương trình khai báo một lớp Circle có thuộc tính là bán kính và có các phương thức sau:
    •  Hàm tạo không tham số.
    • Hàm tạo có 2 tham số.
    • Get/set cho các thuộc tính.
    • Phương thức tính diện tích hình tròn.
    • Phương thức tính chu vi hình tròn.
  • Chương trình:
package com.company;

public class Circle {
    private double radius;

    public Circle() {
    }

    public Circle(double radius) {
        this.radius = radius;
    }

    public double getRadius() {
        return radius;
    }

    public void setRadius(double radius) {
        this.radius = radius;
    }

    public double getArea() { 
        return Math.PI * this.radius * this.radius;
    }

    public double getPerimeter() { 
        return 2 * Math.PI * this.radius;
    }
}

KHÓA HỌC LẬP TRÌNH CĂN BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tài liệu + Khóa học lập trình FREE
Tài liệu + Khóa học lập trình FREE

DMCA.com Protection Status