NỘI DUNG BÀI VIẾT
Java Platform Enterprise Edition (Hoặc Java EE) là một bộ sưu tập Java APIs thuộc sở hữu của Oracle mà các lập trình viên phát triển phần mềm có thể sử dụng để lập trình ứng dụng phía máy chủ.
Java EE bao gồm một số đặc tả kĩ thuật API, như JDBC (Cơ cấu liên nối với cơ sở dữ liệu), RMI (thi hành phương pháp từ xa), thư điện tử (e-mail), JMS (Java Message Service – Dịch vụ thông điệp của Java), Dịch vụ mạng (Web services), XML vân vân, và đồng thời nó còn định nghĩa cấu trúc liên nối giữa những kĩ thuật này với nhau. J2EE còn bao gồm một số đặc tả chỉ tồn tại trong các thành phần của nó. Những thành phần này bao gồm Enterprise JavaBean (chủ thể Bean dùng trong kinh doanh), servlet, portlet, JSP và một số các kĩ thuật về dịch vụ mạng (web service). Điều này cho phép nhà phát triển tạo ra một chương trình ứng dụng kinh doanh (enterprise application) không những chỉ có thể sử dụng trên các nền tảng khác nhau, mà còn có thể khuếch trương thành những quy mô lớn hơn và tích hợp với những công nghệ kế thừa từ trước đây. Trình chủ của Java EE có thể quán xuyến các giao dịch (transactions), nhiệm vụ bảo an (security), chức năng đa biến số bất định lượng (arity), tính quy mô hóa (scalability), sự tương tranh (concurrency) và quản lý các thành phần đã được triển khai trong môi trường của nó. Điều này có nghĩa là các nhà phát triển có thể tập trung vào các lôgic thương mại của các thành phần thay vì phải quan tâm đến cơ sở hạ tầng và các nhiệm vụ tích hợp khác.
Cấu trúc Java EE.
Hệ nền JEE sử dụng một mô hình ứng dụng theo kiểu đa tầng cho các ứng dụng doanh nghiệp. Về mặt logic ứng dụng được chia theo các thành phần theo chức năng, và các thành phần ứng dụng khác nhau tạo nên một ứng dụng JEE được cài đặt trên các máy khác nhau tùy thuộc vào các tầng trong môi trường phân tầng của JEE nơi mà các thành phần ứng dụng thuộc về.
Ứng dụng phân tầng JEE được chia thành các lớp được mô tả trong danh sách sau đây:
- Các thành phần tầng khách hành chạy trên máy khách hàng
- Các thành phần tầng web chạy trên máy chủ JEE
- Các thành phần nghiệp vụ kinh doanh chạy trên máy chủ JEE
- Phần mềm hệ thống thông tin doanh nghiệp(EIS) chạy trên EIS Server
Mặc dù 1 ứng dụng JEE có thể bao gồm 3 hay 4 tầng nhưng các ứng dụng phân tầng JEE thường được coi như là 3 tầng bởi vì chúng được phân chia theo địa điểm : máy khách hàng, máy chủ JEE, và database. Ứng dụng 3 tầng này chạy bằng cách mở rộng tiêu chuẩn mô hình 2 tầng máy khách hàng và máy chủ bằng cách đặt 1 máy chủ ứng dụng đa luồng giữa máy khách hàng và các lưu trữ phía sau.
Công nghệ lõi của J2EE là gì?
Ngoài 4 API đã nói ở trên, có hơn 30 Java API được bao gồm dưới dạng các công nghệ lõi của Java EE, với con số đó đã gần 50 ở phiên bản J2EE 8.
Các công nghệ lõi Java EE gồm:
- HTTP client technology: Công nghệ này sử dụng để xử lý các máy khách dựa trên HTTP, J2EE cũng bao gồm API Java cho lập trình WebSocket, API để xử lý JSON, API JSF và Servlet và JSP Standard Tag Library (JSTL).
- Công nghệ truy cập CSDL và tài nguyên: Các công nghệ này sử dụng để tương tác với các hệ thống bên ngoài và hệ thống Back end. Java EE bao gồm JavaMail, Standard conenctor Architecture, Java Message Service (JMS) API và Java Transaction API (JTA).
- Công nghệ REST và Web Service: Để giúp lập trình và triển khai các dịch vụ web dựa trên REST-, SOAP-, XML và JSON, các API Java cho Dịch vụ web RESTful (JAX-RS) và các dịch vụ web dựa trên XML (JAX-WS), cùng với các API cho thông báo XML và đăng ký XML (JAXR).
- Java EE security and container management: Để triển khai bảo mật Java EE tùy chỉnh và quản lý các thùng chứa Java EE, các lập trình viên phần mềm có quyền truy cập vào Java Authorization Contract cho các Container và Java Authentication Service Provider Interface cho các container.
Phát triển với chi phí thấp
Một trong những lợi điểm của việc sử dụng nền tảng Java EE là nó cho phép chúng ta khởi công mà tốn rất ít công sức. Chúng ta có thể tải bản thực thi Java EE từ Sun miễn phí. Đồng thời cũng có rất nhiều các công cụ mã nguồn mở hữu ích cho phép mở rộng nền tảng hay đơn giản hóa quá trình phát triển.
Một số ví dụ về các công cụ phát triển Java mã nguồn mở của các hãng bên ngoài (thứ ba):
- NetBeans IDE, môi trường phát triển tích hợp dựa trên Java
- Nền Eclipse, môi trường phát triển tích hợp dựa trên Java
- Jedit, công cụ biên tập văn bản nguồn dựa trên Java mã nguồn mở
- Jakarta Tomcat, một khung chứa JSP trong ứng dụng mạng (Servlet/JSP web container)
- Jakarta JMeter, công cụ kiểm thử chất lượng dòng tải cho các máy chủ web
- Apache (Apache Software Foundation – Sáng hội phần mềm Apache) Ant (Apache Ant), công cụ xây dựng phần mềm (build) tự động
- JUnit, một khung hình kiểm thử đơn vị (unit tests) tự động
- Jasper Reports, công cụ viết báo cáo (report writer)
- JBoss, trình chủ mã nguồn mở (application server)
- GlassFish, trình chủ mã nguồn mở của công ty Sun Microsystems.
- Geronimo, an open-source application server
- JOnAS, một trình chủ mã nguồn mở
- exteNd một bộ phần mềm giúp việc tạo dựng các chương trình ứng dụng mạng của Novell. Đã gián đoạn từ năm 2005.
- Jetty, một trình chủ HTTP (HTTP Server) sử dụng Java và một khung chứa Servlet (Servlet Container)
- Struts, một khung hình dành cho việc tạo các trình ứng dụng mạng sử dụng JavaEE
- Resin (Resin application server – trình chủ Resin), một trình chủ có hỗ trợ XML (integrated XML support)
Nói tóm lại bạn có thể hiểu đơn giản Java EE là một nền tảng cung cấp nhiều công nghệ, kỹ thuật, dịch vụ giúp ta có thể nhanh chóng tạo ra các ứng dụng ở cấp doanh nghiệp (enterprise), còn bạn muốn biết nó hỗ trợ như thế nào thì phải đi chi tiết vào thực tế mới có thể rõ được.