Các kiểu dữ liệu

Kiểu dữ liệu là một thuộc tính chúng ta cần chỉ rõ khi khai báo biến. Chẳng hạn:

int gear = 1;

Với khai báo trên thì biến gear có kiểu dữ liệu là int (integer – số nguyên) và biến này có giá tị là 1. Sau khai báo này thì chỉ được phép gán giá trị số nguyên cho biến này, không được phép gán các giá trị không phải là số nguyên cho nó.

Kiểu dữ liệu quy định các giá trị mà một biến có thể được gán và đồng thời xác định các phép toán (toán tử) mà chúng ta có thể thực hiện trên biến đó.

Java cung cấp 8 kiểu dữ liệu nguyên thuỷ (primitive datatype), mỗi kiểu dữ liệu có một từ khoá đại diện cho nó.

  • byte (kiểu byte): Là kiểu số nguyên có kích thước 1 byte. Kiểu byte có các giá trị nằm trong khoảng -128 đến 127.
  • short (kiểu short): Là kiểu số nguyên có kích thước 2 byte. Kiểu short các giá trị nằm trong khoảng -32768 đến 32767.
  • int (kiểu số nguyên): Là kiểu số nguyên có kích thước 4 byte. Kiểu int có các giá trị nằm trong khoảng -231 đến 231 -1.
  • long (kiểu long): Là kiểu số nguyên có kích thước 8 byte. Kiểu long có các giá trị nằm trong khoảng -263 đến 263 – 1.
  • float (kiểu số thực): Là kiểu số thực có kích thước 4 byte.
  • double (kiểu số thực): Là kiểu số thực có kích thước 8 byte.
  • boolean: Bao gồm 2 giá trị là true và false.
  • char (kiểu ký tự): Là kiểu ký tự Unicode có kích thước 2 byte. Kiểu char có giá trị nhỏ nhất là ‘\u0000’ (tương đương với 0) và giá trị lớn nhất là ‘\uffff’ (tương đương với 65535)

Ngoài các kiểu dữ liệu nguyên thuỷ ở trên thì Java còn hỗ trợ kiểu dữ liệu chuỗi. Để tạo một đối tượng kiểu chuỗi thì chỉ cần đưa chuỗi đó vào trong hai dấu nháy kép.

Ví dụ:

String s = "this is a string";

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tài liệu + Khóa học lập trình FREE
Tài liệu + Khóa học lập trình FREE

DMCA.com Protection Status