Khai báo và sử dụng biến

Trong một chương trình, biến là tên của một vùng bộ nhớ được dùng để lưu dữ liệu trong khi chương trình chạy. Dữ liệu lưu trong một biến được gọi là giá trị của biến đó. Chúng ta có thể truy nhập, gán hay thay đổi giá trị của các biến, khi biến được gán một giá trị mới, giá trị cũ sẽ bị ghi đè lên.

Java yêu cầu mỗi biến trước khi dùng phải được khai báo. Ví dụ:

Phạm vi của biến

Java có cơ chế “khối lệnh”. Một tập hợp các câu lệnh nằm giữa hai dấu ngoặc móc `{` và `}` được gọi là khối lệnh. Khối lệnh có thể tồn tại độc lập như trong ví dụ dưới đây, hay tồn tại như một phần của hàm hay của các câu lệnh điều khiển.

Các biến được khai báo trong một khối lệnh thì chỉ có thể truy cập bởi những câu lệnh nằm trong khối lệnh đó. Khái niệm này được gọi là “biến local” hay “biến địa phương”.

Cần phân biệt khái niệm “biến của đối tượng” và “biến của lớp” với “biến địa phương”. Ghi nhớ rằng biến địa phương là biến của khối lệnh, ghi nhớ định nghĩa về khối lệnh.

Sau đây là một ví dụ mô tả phạm vi hoạt động của biến địa phương:

public class HelloWorld {

public static void main(String[] args) {
String outerName = "Apple";
{
String innerName = "Facebook";
}
System.out.println("outer name: " + outerName);
System.out.println("inner name: " + innerName); // báo lỗi "Can not resolve symbol innerName"
}
}

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tài liệu + Khóa học lập trình FREE
Tài liệu + Khóa học lập trình FREE

DMCA.com Protection Status