Lập Trình Viên Không Cần Kỹ Năng Thuyết Trình? (Phần 1)

Đa số dân công nghệ đã từng nghĩ rằng một lập trình viên thì không cần đến kỹ năng thuyết trình đúng không?

Dù sao thì, chúng ta được trả tiền để viết code chứ không phải để nói về code. Thay vì lãng phí thời gian để tạo các slide đẹp mắt, chúng ta có thể tìm hiểu về các framework của JS, hay đọc các tài liệu mới để viết code tối ưu hơn. Điều đó hoàn toàn đúng!

Thuyết trình là để dành cho các bậc quản lý, hay cho các bạn làm về sale, chứ không phải dành cho lập trình viên. Và bạn hài lòng với suy nghĩ đó đúng không?

Vậy việc thuyết trình đối với một lập trình viên chả là cái quái gì. Nhưng …

Từ dev trở thành quản lý

Bạn có thể nghĩ: “Làm quản lý sẽ là một bước tiến trong sự nghiệp của mỗi người. Do đó thuyết trình là cần thiết. Vì những người làm quản lý là người mặc quần áo thật đẹp, điều hành các buổi meeting và nói trước rất nhiều người.

Nhưng tôi không muốn trở thành quản lý! Tôi đang rất bằng lòng với cuộc sống và công việc developer hiện tại rồi. Vậy tôi cần kỹ năng thuyết trình làm gì?”

Trên thực tế, tại một trong những công ty mình đã làm việc, họ thuê các nhà quản lý dựa trên kỹ năng nói trước hội đồng những người tuyển dụng. Bằng cách đó, họ có thể thấy cách anh ta xử lý tình huống khó khăn, giải quyết các câu hỏi hóc búa và cách anh ta đối xử với những người nghe của mình, điều này trực tiếp cho thấy anh ta sẽ đối xử với các thành viên trong nhóm như thế nào.

Và nếu bạn đã là một người quản lý, thuyết trình sẽ giúp bạn thúc đẩy sự nghiệp của mình rất nhiều! Vì vậy, bạn sẽ không chỉ đơn giản là trở thành một người quản lý, mà là một người tuyệt vời!

Nhưng nếu bạn không muốn thì sao. Ý mình là, bạn không muốn làm một nhà quản lý mà bạn chỉ muốn làm một lập trình viên.

Chà, thực ra thì kể cả thế, việc có kỹ năng trình bày cũng sẽ có lợi cho bạn!

Nhưng tại sao lại có lợi với một lập trình viên?

Hãy tưởng tượng một người vừa mới bắt đầu học lập trình đến gặp bạn và hỏi bạn về việc làm thế nào để trở thành một developer? Bạn sẽ nói gì với anh ấy?

Nếu bạn giống như mình và hầu hết mọi người, bạn sẽ nói những thứ kiểu như như luyện tập hàng ngày. Học và cố gắng làm các task được yêu cầu, v.v.

Tất cả điều này có thể được tóm tắt bằng: LÀM VIỆC CHĂM CHỈ.

Và đúng là bạn chỉ đơn giản là có thể thành công trong công việc nếu bạn không làm việc chăm chỉ. Nó không phải là về những năm kinh nghiệm bạn có. Nó là về những điều thực tế mà bạn đã trải nghiệm và học được. Tuy nhiên, có một phần còn thiếu.

Hãy để tôi hỏi bạn điều này – nếu bạn hỏi một vài người ai là đầu bếp giỏi nhất? Bạn nghĩ bạn sẽ nhận được kết quả gì?

Rất có thể câu trả lời sẽ là đầu bếp Gordon Ramsey nổi tiếng. Chúng ta biết đến anh ấy trên các chường trình truyền hình về ẩm thực, vậy nên mặc định ông ấy là một đầu bếp giỏi.

Tuy nhiên, mình chắc chắn rằng mình cũng biết một người nấu ăn rất ngon, đó chính là bà ngoại mình.

Chúng ta có thể nói rằng Gordon Ramsey là đầu bếp giỏi nhất. Trong thực tế, chúng ta chưa từng thử món ông ấy nấu, và mình thực sự tin rằng bà mình cũng có thể nấu ăn ngon như ông nếu không muốn nói là tốt hơn.

Vậy tại sao hai người có cùng năng lực với chất lượng công việc lại cách nhau nhiều về mặt công nhận như vậy?

Bạn nghĩ ra vì sao chưa?

Nó gọi là Marketing!

Chờ đã, tại sao lại là marketing?

Marketing có nghĩa là kết nối một cái gì đó có giá trị với những người cần nó.

Vì vậy, nếu một người mới học code đến gặp mình và hỏi anh ta nên làm gì để giỏi hơn với ngôn ngữ Java, mình có thể chỉ cho anh ta cuốn sách Effective Java.

Những gì mình vừa kể là một ví dụ về bán hàng và tiếp thị. Mình đã giúp anh ta trở nên tốt hơn bằng cách chỉ cho anh ta một cuốn sách giá trị. Và tác giả của cuốn sách được hưởng lợi từ đó bởi vì ai đó sẽ mua cuốn sách của anh ta.

Everybody wins here!

Trong thời đại 4.0, marketing có thể làm nên kì tích cho Gordon Ramsey thì nó cũng có thể làm nên điều kỳ diệu cho sự nghiệp của bạn.

Khi mọi người biết tên của bạn, họ biết bạn là ai và bạn có gì, cơ hội sẽ bắt đầu đến với bạn. Các công ty và mọi người sẽ muốn thuê bạn cho công việc vì họ tin rằng bạn là người giỏi nhất trong lĩnh vực đó.

Và khi nhu cầu tăng, giá trị cũng tăng theo.

Vì vậy, khi bạn muốn có một mức lương tốt hơn, hãy đầu tư vào tiếp thị bản thân.

Bằng cách đó, bạn không phải cố gắng để có được công việc tốt nhất. Công việc tốt nhất sẽ cố gắng để có được bạn bạn!

Và khi bạn là một dev, tiếp thị bản thân sẽ không phải là một điều gì xấu. Nếu bạn thực sự tin rằng bạn là người có thể mang lại giá trị cho mọi người, không có gì sai khi cho mọi người biết điều đó. Bạn thực sự sẽ giúp họ.

Tham khảo khóa học lập trình web 6 tháng, đảm bảo 100% công việc đầu ra!

Nguồn: https://codelearn.io/sharing/lap-trinh-vien-khong-can-ky-nang-thuyet-trinh

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tài liệu + Khóa học lập trình FREE
Tài liệu + Khóa học lập trình FREE

DMCA.com Protection Status