CÁC-THÓI-QUEN-TỐT-CHO-LẬP-TRÌNH-VIÊN

CÁC THÓI QUEN TỐT CHO LẬP TRÌNH VIÊN

Trở thành một lập trình viên ưu tú, sáng giá và có tay nghề cao là điều mà bất cứ lập trình viên nào mới bước vào nghề cũng muốn đạt được. Họ luôn cố gắng, nỗ lực tìm tòi, học hỏi và luôn chạy theo thời đại công nghệ đổi mới để cho ra những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường người dùng hiện nay.

Luôn trau dồi Tiếng Anh mỗi ngày

Đối với ngành lập trình bạn phải thật sự chú trọng trong kỹ năng tự học, cụ thể hơn là kỹ năng tự học tiếng anh. Kiến thức ngành này luôn thay đổi rất nhiều và theo từng ngày, các xu thế công nghệ luôn được đổi mới và cập nhật.

LUYỆN THI CHỨNG CHỈ OCA

Một ngôn ngữ lập trình luôn được cải tiến và nâng cấp, lý do là những kiến thức mới này luôn được cập nhật và thay đổi chủ yếu trên tài liệu sử dụng tiếng Anh, tài liệu tiếng Việt trong ngành này rất ít hoặc có thể đã cũ để đáp ứng cho người mới bắt đầu một nền tảng cơ bản.

Có nhiều cách để tự rèn luyện tiếng anh mỗi ngày, như là lên youtube xem các kênh chuyên về công nghệ, lập trình viên từ nước ngoài đồng thời sử dụng vietsub để tiện học thêm từ vựng chuyên ngành, hay luyện đọc thêm một số tài liệu tiếng Anh về lập trình ở thư viên trường. Đây là một trong những cách này không khô khan hoặc bị khuôn khổ dẫn đến chán nản trong việc học tiếng Anh.

Chia sẻ công khai code do bạn viết càng nhiều càng tốt

Bằng cách chia sẻ công khai code của bạn, bạn trở nên đáng tin hơn trong mắt của mọi người (ít nhất là đối với những người đang sử dụng GitHub) và giúp code của bạn tốt hơn từng ngày.

Đừng sử dụng code khi không thực sự hiểu

Bạn không bao giờ nên chỉ làm một ứng dụng cho xong trừ khi bạn hoàn toàn hiểu cách thức hoạt động của nó. Nếu không có vấn đề phát sinh thì không sao, nhưng nếu có phát sinh thì khi đã hiểu được đoạn mã đó bạn có thể cải thiện, sửa chữa hoặc thậm chí gỡ lỗi một đoạn mã một cách dễ dàng và nâng cấp chúng hiệu quả hơn.

Trước khi sử dụng một đoạn mã, bạn hãy đọc nó vài lần, có thể chưa hiểu nhanh, suy nghĩ tại sao nó lại viết như thế, bạn có thể tùy biến chúng như thế nào tùy dựa trên nhiều tình huống khác nhau. Việc này cần có thời gian, nhưng nó chắc chắn là giá trị lâu dài cho bạn.

Hãy fix bug ngay sau khi phát hiện ra

Nhiều lúc, bạn phát hiện ra rằng một đoạn mã có lỗi nghiêm trọng hoặc lỗi logic có thể bị kích hoạt trong một số trường hợp. Có thể mã đó vẫn hoạt động bình thường và chỉ không hoạt động trong một số trường hợp nhất định hoặc không thể sử lý một số đầu vào cụ thể hoặc có tiềm ẩn lỗi bảo mật. Khi trong những trường hợp này bạn đã phát hiện ra lỗi và có thể sửa mã không quá khó khăn, nhưng bạn lại chủ quan và tự nhủ mình “đơn giản thôi mai sửa cũng được”.

Nhưng bạn không hề biết rằng không chỉ riêng mỗi phần đó bị lỗi, có thể phát hiện thêm lỗi khác và bạn sẽ quên lỗi đấy có tồn tại. Chính vì thế bạn hãy lên kế hoạch khắc phục và sửa lỗi ngay lập tức khi phát hiện ra. Bạn có thể đánh dấu các đoạn mã có khả năng lỗi và khắc phục nó tối ưu hơn trong thời gian sớm nhất có thể.

Tái cấu trúc (Refactor) code

Hầu hết các lập trình viên, đặc biệt là những người không có nhiều kinh nghiệm, đều nghĩ rằng phần công việc của họ đã hoàn thành một khi code của họ chạy được như dự tính. Tuy nhiên, “Hoàn tất” bao gồm nhiều thứ hơn là chỉ viết một đoạn code cho một tính năng nào đó.

Code hoạt động có vẻ ổn.  Vậy vấn đề ở đây là gì?

Code chạy ổn và bạn đúng. Nhưng trước khi chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo, bạn nên tái cấu trúc code, hay theo thuật ngữ chuyên ngành là refactor code của mình. Tái cấu trúc sẽ làm code của bạn dễ đọc hơn. Bạn là tác giả đoạn code và thấy nó rõ ràng nhưng các lập trình viên khác sẽ cảm thấy thế nào nếu họ xem đoạn code đó? Hãy suy nghĩ về điều này.

Tái cấu trúc cũng có thể giúp giảm độ phức tạp của code, giúp việc duy trì dễ dàng hơn về sau. Về lâu dài, việc tái cấu trúc code rất có giá trị.

Tổng kết

Các thói quen trên không phải là tất cả những thói quen tốt mà lập trình viên nên có. Nhưng ít nhất nếu bạn làm theo cũng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Bạn có những thói quen bên trên không? Hay có những thói quen nào khác giúp cho lập trình viên cải thiện hiệu quả làm việc của mình? Hãy để lại comment bên dưới nhé. Và hãy chia sẻ nếu thấy bài viết hữu ích.

Xem thêm:

Nguồn video: Phạm Huy Hoàng

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published.