Lập trình viên và những cách học ngoại ngữ sai lầm (Phần 2)

Dạy Tiếng Anh cho tôi đi

Thay vì bắt người ta dạy cho bạn, hãy tự tìm cách học đi rồi vướng mắc thì hỏi thẳng luôn liên quan đến cái bạn thắc mắc ấy. Mình thề là rất nhiều bạn bè mình bảo mình dạy cho họ và nhắc đi nhắc lại câu ấy hàng trăm lần, cứ gặp là lại tóm mình vào… mệt hết biết (nên mới viết bài này để quăng link cho họ). Khổ cái là dạy được thì mình cũng dạy rồi chứ ai muốn ích kỉ làm gì. Nhưng bản thân khổ chủ thì mình nói chẳng chịu nghe.

Đừng bắt người khác dạy, hãy tìm cách học. Vì sau cùng thì việc học tiếng phụ thuộc lớn vào bản thân bạn, vào cường độ input của bạn. Nếu bạn biết cách học rồi, thì làm theo đi. Nếu biết cách học nhưng thấy cách không hợp, thì tìm cách khác. Vẫn không được, thì đi tìm cảm hứng từ đồng đội, và hỏi cụ thể tiền bối là “Tao học như này như này mà không vào, theo mày tại sao, tao phải làm gì”. Nếu học có vào nhưng không kiên nhẫn, thì đừng tìm cách học Tiếng Anh mà tìm cách luyện ý chí luyện kiên nhẫn, hoặc tìm người đồng cảm an ủi. Chán thì tham gia cộng đồng, chatroom. Vấn đề ở đâu thì sửa chỗ đó. Đặt sai vấn đề thì sao mà giải quyết được?

Nếu cần người để rèn Tiếng Anh cùng, xem các link trong bài này. Nếu muốn nói chuyện với tôi bằng Tiếng Anh, thì phang luôn. Muốn tôi review bài viết hay bản thu âm, thì gửi đây. Đừng mãi đứng ở vạch “Dạy cho tao đi”.

Theo kinh nghiệm thì cứ ông nào hay nói là “Dạy tôi đi” y như rằng không bao giờ học. Còn ông nào phang luôn là cần giúp cái gì, ví dụ “Cho tao xin link phim nào dễ” hoặc “câu này nghĩa là gì” thì ít ra nó còn học.

Cứ kiếm hết cách học này đến cách học kia, nhưng không nghe lời ai cả

Đã hỏi cách học thì ít nhất hãy tạm tin và làm theo xem sao đã. Nếu một thời gian sau thấy không hiệu quả thì đổi sang cách khác vì không ai giống ai. Đừng hoang mang lo ngại là làm thế này được không làm thế kia được không. Vì chung quy lại thì làm gì cũng sẽ giỏi lên thôi. Cách duy nhất để dốt đi là cách bạn đang làm: hoang mang chong chóng hết cách này cách kia mà không thực sự bắt tay vào cách nào cả.

Cái gì cũng hỏi tại sao

Tại sao chỗ này lại viết như thế, tại sao người ta lại nói như thế.

Câu trả lời kiểu “khoa học hóa Tiếng Anh” sẽ là:

  • ở vì đây là thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn, mà thì này được dùng diễn tả một việc đã xảy ra và chưa kết thúc mà bla bla bla
  • ờ vì -ing dùng cho vật còn -ed dùng cho người….

Rất tiếc, sự giải thích này chỉ có ứng dụng cho tầm vài % “kiến thức” trong khi những thứ không giải thích được có lẽ chiếm 90%. Tác dụng của sự giải thích này, giống ở mục Làm nhiều bài tập. Còn với những cái không giải thích được (hoặc có giải thích cũng không “giỏi Tiếng Anh” lên được) thì câu trả lời đúng của “tại sao như thế” là:

Vì người Anh thích như thế.

Nên nhớ, vì người Anh nói như thế nên mấy quy tắc này được sinh ra, chứ không phải vì có mấy quy tắc này nên người ta phải nói như thế.

Vậy nên đừng hỏi tại sao nữa, vì những gì không thể hỏi tại sao mới là phần lớn của ngôn ngữ, thông qua sinh hoạt qua lịch sử mà hình thành nên chứ không cần lí do nào cả. Nói nhiều thành quen thôi.

Bạn muốn hỏi lí do để có thể nhớ, như những môn học khác, hiểu mới nhớ. Đáng tiếc là ngôn ngữ thì không như vậy. Dùng mới nhớ.

—> Suy luận chỉ có tác dụng với 1 số ít chủ điểm ngữ pháp, tầm vài % của tổng số lượng kiến thức cần học. Nếu cứ bắt người học TA như học Toán, dựa vào suy luận, thì cả đời không nói nổi 1 câu hội thoại hoàn chỉnh. Cách duy nhất là tiếp xúc thật nhiều, trong một cường độ cao (thì thời gian rút nhắn lại), hoặc thư thả (thì thời gian dài ra), thì ngôn ngữ ngấm vào người và tự nói đúng tự biết sai ở đâu. Có 99% vấn đề không thể suy luận mà ra được, khiến người học cứ mải miết tìm cách suy luận và dựa dẫm vào suy luận thay vì chú ý nạp kiến thức và các ví dụ, chủ quan cho rằng cứ thế học vài ba ngữ pháp trong sách giáo khoa hay khóa học đưa ra là ngon, có thể dùng vài mưu mô để trở thành một người sử dụng Tiếng Anh thành thạo, ỷ lại để không cần tiếp xúc TA nhiều, và rồi như thế không bao giờ tiến bộ được. Ngoài ra nó ngăn trở người học được vui vẻ khi học vì cứ suy nghĩ mãi và quá chăm chú vào việc “học” cho đúng quy củ trong khi sợ hãi rằng việc xem phim, đọc sách báo, nghe nhạc, chat chit… không phải là “học”.

Tham khảo khóa học lập trình web 6 tháng, đảm bảo 100% công việc đầu ra!

Nguồn: https://kipalog.com/posts/Cach-hoc-DOT-tieng-Anh-cho-lap-trinh-vien

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tài liệu + Khóa học lập trình FREE
Tài liệu + Khóa học lập trình FREE

DMCA.com Protection Status