Lập trình viên và cách học ngoại ngữ (Phần 1)

Thế phải làm gì đây?

“You don’t know a language, you live it. You don’t learn a language, you get used to it.”

Từ những SAI LẦM khi học tiếng anh ở bài viết trước, bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu những cách học tiếng Anh hiệu quả cho lập trình viên.

Tinh thần chung

Mọi ý kiến của mình xoay quanh antimoon method hay input-based language learning.

Đại khái là tăng cường độ tiếp xúc, nạp input. Cách để giỏi một ngôn ngữ là có nhiều input (nghe, đọc) và không cần phải hộc tốc nói / viết sớm. Và khả năng nói / viết của bạn sẽ tự giỏi lên mà không cần phải luyện nói hay luyện viết, chỉ cần nghe nhiều đọc nhiều.

Hàng ngày đọc rất nhiều nguồn input, có thể là 1 câu chuyện cười ngắn 10 dòng, 1 truyện ngắn 30 dòng, 1 bài báo với độ dài không cần biết, 1 câu nói 1 câu khẩu hiệu mà bạn nhìn thấy ở đâu đó, 1 đoạn clip, một cuộc trò chuyện, tóm lại không cần biết độ dài input là bao nhiêu, miễn có là tốt, càng nhiều càng tốt, nhiều tức là có thể từ nhiều nguồn, chứ còn mỗi nguồn có độ dài bao nhiêu thì không quan trọng. Khi đọc, xem, nói chuyện, lưu ý lại hoặc ghi chú lại những gì mà đoán là sau này cần. Một từ vựng, cụm từ, tất cả những gì mà bạn nghĩ bạn sẽ dùng, một thứ bạn luôn muốn tìm cách diễn đạt mà lâu nay không biết giờ mới thấy, hay thứ mà bạn bây giờ mới biết mình sai.

Cách ghi chú / cẩn thận với các cụm từ

Có rất nhiều cụm từ như kiểu từ lóng, được hợp thành bởi những từ rất cũ. Nhưng khi ghép lại thì thành nghĩa hoàn toàn khác, hoặc cách nói, lối nói, cách diễn đạt, mà mình không phải là người Anh/Mỹ thì không tài nào nghĩ ra cái kiểu đấy để viết. Ví dụ “But how authentic are these personae to their true personalities?” (Nhưng liệu những tính cách này giống tính cách thật của họ đến đâu?). Bản thân chữ to nó không phải từ mới, nó cũng đi một mình nên không phải cụm từ, nhưng đây là một cách diễn đạt mà nếu không gặp thì không tài nào biết được là phải viết như thế. Bây giờ bảo mình dịch câu “Nhưng liệu những tính cách này giống tính cách thật của họ đến đâu” sang Tiếng Anh thì chả viết loạn lên và không bao giờ đúng. Vậy nên phải ghi lại mấy cách diễn đạt này, sau này có diễn đạt giống thế thì bắt chước cho đúng. Mục đích của mình là nói theo những gì người Anh/Mỹ nói, nên cứ phải làm quen và bắt chước, không cần hỏi tại sao, vì đơn giản là chẳng có lý do gì cả.

Quy tắc nhận diện những cụm từ kiểu đó là: dịch sang tiếng việt, rồi không nhìn vào bản gốc, chỉ dựa vào bản việt của mình dịch lại sang Tiếng Anh, chỗ nào dịch sai, tức là nó là 1 phrase cần ghi lại. Vì phrase đó mình diễn đạt sai rồi, phải diễn đạt theo kiểu của ng Mỹ.

Ngoài ra có những cái mà bạn viết tuy khác bản gốc, nhưng KHÔNG sai, lúc nào nghi nghi kiểu đó thì hãy đi hỏi ai đó.

Trong khi viết phrase, chú ý tự biến đổi lược bỏ những đoạn không cần thiết hoặc vấn đề ngữ pháp không liên quan, ví dụ như đổi hết các thì về thì hiện tại đơn, chỉ giữ lại phrase cần tập trung học. Các vấn đề ngữ pháp kia chỉ ghi 1 lần ra đâu đó thôi, Dont Repeat Yourself :v

Khi viết phrase nên ghi lại cả câu để sau này còn biết được ngữ cảnh nó là gì. Rồi bôi đen đoạn phrase cần học là được.

Lưu ý: Đừng cố hỏi tại sao.

Thích cái gì, đọc cái đó. Thích xem gì thì xem cái đó

Thích bóng đá? Lên web bóng đá, diễn đàn bóng đá, Reddit bóng đá. Thích cây cối chim muông, đọc về cây cối chim muông. Thích khoa học thì đọc Wikipedia, các web khoa học. Thích truyện tranh thì lên Kissmanga, app Naver Webtoon… Thích máy tính đọc về máy tính, StackOverFlow… Thích kinh dị creepy lên tìm trên Tumblr, Wattpad… Thích xem thiên hạ chém gió lên đọc comment trên những video Youtube bạn thích.

Nhiều người hỏi khó lắm biết gì đâu mà đọc. Khó quá có thể đọc truyện tranh, mẩu tin ngắn thay vì dài. Dần dần nâng cao lên.

Phim thì đừng có bó buộc bản thân vào mấy cái Friends, How I Met Your Mother. Riêng mình không thích 2 phim này. Bạn thích phim nào thì xem phim ấy. Trên đời này không thiếu những phim với từ vựng dễ, mà ngay cả từ vựng khó nhưng bạn hứng thú xem thì đảm bảo vẫn dễ vào đầu, dễ sẵn sàng lăn xả hơn là một phim mà ai cũng recommend, ai cũng khen, ai cũng khuyên, nhưng riêng bạn thì không thích xem.

Một điều đơn giản mà không ai làm đó là: cái gì bạn thích đọc/xem nó bằng Tiếng Việt, thì hẵng đọc/xem nó bằng Tiếng Anh, thế thôi. Cái gì mà nếu nó là Tiếng Việt thì cả đời chẳng bao giờ sờ vào hoặc nuốt không nổi thì đừng cố. Cố không được lại bỏ cuộc và quay ra bảo học Tiếng Anh là khó, là chán.

Ngược lại, cái gì vốn đã hay đọc/xem bằng Tiếng Việt, thì bắt đầu chuyển qua dùng Tiếng Anh dần đi, ví dụ như mục sau đây:

Xem phim phụ đề Anh

Phim là thứ mà 100% nhân loại đều thích. Tại sao không tận dụng. Đừng kêu không hiểu nữa. Không hiểu nhiều thì hiểu ít. Không hiểu thì biết cách phát âm. Không hiểu thì pause lại tra từ. Không hiểu thì ghi ra để sau này hiểu. Không hiểu thì bật song song 2 loại phụ đề Việt-Anh lên.

Hi sinh “không hiểu” vài bộ phim để học cũng có làm sao nhỉ?

Có những phim còn sử dụng tiếng Nhật – một ngôn ngữ mà khó hơn cả Tiếng Anh nữa mà mọi người vẫn hiểu vẫn xem ầm ầm đó thôi.

Ngoài ra thì xem phim Nhật, phim Hàn, phim Thái, phim Việt…phụ đề Anh cũng có tác dụng nhé. Dù không bổ sung được phần nghe nói nhưng có tác dụng đọc hiểu.

Xem ở đâu?

  • Down về rồi dùng phần mềm như KMPLayer ghép 2 phụ đề song song Anh-Việt vào xem. down phim bằng torrent ở The Pirate Bay, down phụ đề tv series ở Addic7ed, phụ đề phim lẻ ở Subscene
  • xem online ở HD Việt hoặc HD Online có sẵn phụ đề Anh và việt nhưng hay die link, nhiều quảng cáo. Được cái đỡ phải down. Hoặc Study Phim ngoài phụ đề trong video còn ghi thêm phụ đề rõ ràng ra bên cạnh và dịch luôn, tua phim bằng phụ đề,… hơi ít phim và hình như có hạn chế số lượng xem hàng ngày… mình không nhớ
  • xem online trong ứng dụng Popcorn Time chủ yếu là phụ đề Tiếng Anh, kho phim đồ sộ phim gì cũng có.
  • Mua tài khoản Netflix

Ngoài ra bạn có thể chỉnh playspeed chậm lại cho dễ hơn.

Xem video về code

Trên Youtube có mấy kênh hay nói chuyện code khá hay, giọng chuẩn, êm tai, bổ ích: Coding Tech, Traversy Media, dotconferences, CS50, JSConf, Chris Hawkes, Web Dev Simplified, freeCodeCamp org, HackerRank, Dev Tips, thenewboston…

Tham khảo khóa học lập trình web 6 tháng, đảm bảo 100% công việc đầu ra!

Nguồn: https://kipalog.com/posts/Cach-hoc-DOT-tieng-Anh-cho-lap-trinh-vien

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tài liệu + Khóa học lập trình FREE
Tài liệu + Khóa học lập trình FREE

DMCA.com Protection Status